Tiết lộ đáng sợ về máy sấy tay trong nhà vệ sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu mới của Anh cho thấy chiếc máy sấy tay khá phổ biến trong các phòng vệ sinh có thể phun vào tay bạn nhiều mầm bệnh nguy hiểm, bao gồm vi khuẩn gây nhiễm trùng máu chết người.
 Ánh sáng cực tím phơi bày độ bẩn khủng khiếp của các chiếc máy sấy tay - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Ánh sáng cực tím phơi bày độ bẩn khủng khiếp của các chiếc máy sấy tay - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Nghiên cứu mới do Đại học Leeds và Bệnh viện Đa khoa Leeds (Anh) thực hiện, vừa được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Hospital Infection cho thấy chiếc máy sấy tay có thể làm việc rửa tay của bạn trở nên vô ích, thậm chí có thể khiến tay bạn trở thành ổ vi trùng còn nguy hiểm hơn trước khi rửa.
Nhóm tác giả đã đánh giá những chiếc máy sấy tay trong nhà vệ sinh 3 bệnh viện thuộc hệ thống Leeds ở Anh, Pháp và Ý trong vòng 12 tuần.
Múc vi khuẩn trong nhà vệ sinh và vi khuẩn bị các chiếc máy sấy tay phun lên tay người dùng được đo đạc hàng ngày. Và dù các nhà vệ sinh này vô cùng sạch sẽ, được lau dọn kỹ, họ vẫn phát hiện nhiều gia tộc vi khuẩn bị phun lên tay người dùng.
Phổ biến nhất là nhóm Enterobacteria mà đại diện nổi tiếng nhất là E.coli. Các vi khuẩn thuộc nhóm này gây ra một loạt các vấn đề nhiễm trùng như viêm dạ dày – ruột, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết và vô số vi khuẩn đa kháng thuốc cũng được tìm thấy.
Trong khi đó, các vấn đề như nhiễm trùng máu, viêm phổi, đa kháng thuốc… từ lâu đã được biết đến như "cơn ác mộng" trong ngành y, gây tử vong ở tỉ lệ cao.
Các nhà nghiên cứu khuyên mọi người lau khô tay bằng khăn giấy vì khi đó lượng vi khuẩn tồn đọng trên da sẽ thấp hơn ít nhất 5 lần so với việc dùng máy sấy tay.
Chiếc máy sấy hút lượng lớn không khí vào để có thể thổi ra thật mạnh và làm khô tay bạn, và trong quá trình hút nó đã hút theo vô số vi khuẩn. Cho dù được bộ lọc cản bớt, không khí đậm đặc vi khuẩn này đủ làm tay bạn có thể còn bẩn hơn lúc chưa rửa. Ngoài ra, chiếc máy còn tích cực thu lượm vi khuẩn từ tất cả những người dùng phòng vệ sinh và phun lại khắp phòng, khiến phòng vệ sinh càng bẩn hơn.
Cách đây vài tháng, một nghiên cứu của Đại học Connecticut (Mỹ), công bố trên tờ Applied and Environmental Microbiology Journal cũng phát hiện các chiếc máy sấy tay phun lên tay người dùng vô số vi sinh vật độc hại và cả… phân, cho dù được trang bị bộ lọc khí hiện đại nhất. Nhóm nghiên cứu này cũng đề xuất trang bị khăn giấy ở các phòng vệ sinh thay cho máy sấy.
A. Thư (The Telegraph, Leeds Live, NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.