Tiếp tục điều tra vụ doanh nghiệp gian dối, lừa đảo khách hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 3068/UBND-NL. Công văn nêu rõ: Qua xem xét báo cáo của Công an tỉnh về điều tra thông tin đăng tải trên báo chí (phản ánh hàng ngàn tấn bí xanh bị bỏ thối vì nông dân bị lừa trồng) và đơn tố cáo của các hộ dân tại huyện Chư Sê và Chư Pưh đối với Công ty TNHH Tuấn Đại An kinh doanh gian dối, thông tin sai sự thật, lừa đảo khách hàng gây hậu quả, UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc nêu trên và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

a
Tăng cường quản lý chất lượng cây giống đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất, Ảnh: Lương Thanh

Đồng thời, Công an tỉnh chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố chủ động nắm tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để sớm phát hịên, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động ký kết hợp tác trồng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các sở, ngành chức năng liên quan cùng UBND huyện Chư Sê và Chư Pưh cung cấp thông tin phối hợp với Công an tỉnh trong quá trình xác minh, điều tra về nguồn gốc và chất lượng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng do Công ty này cung cấp cho các hộ nông dân...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở nắm tình hình  đối với các trong hoạt động ký kết hợp tác trồng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa bàn. Tuyên truyền vận động người dân phải cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ và thông báo cho chính quyền địa phương biết khi tham gia trong hoạt động ký kết hợp tác trồng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, để tránh trường hợp bị lừa hoặc bị phá vỡ hợp đồng, gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân. Quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá, hội thảo về giống cây trồng, vật tư nông nghiệp trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật. Mặt khác, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương đẩy mạnh việc thành lập các hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm  2012, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã trong việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản tại địa phương.

Lương Thanh

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.