Tiếng Anh sẽ thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học từ năm 2035

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), đến năm 2035, tất cả học sinh phổ thông sẽ được học chương trình môn tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.

Nội dung trên nằm trong dự thảo Đề án quốc gia “Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ GD và ĐT xây dựng.

1460014667-hoc-tieng-anh1dd.jpg
Dự kiến tiếng Anh sẽ thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học từ năm 2035 (ảnh minh họa).

Theo đó, tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong trường học Việt Nam là tiếng Anh được dạy-học tại các trường học, nơi ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt và ngôn ngữ chính được sử dụng chính là tiếng Anh.

Trong đó Tiếng anh là một môn học và tiếng Anh được sử dụng để dạy-học các môn học, chuyên ngành phù hợp khác, đồng thời dùng trong làm việc, giao tiếp hàng ngày tại trường học.

Dự thảo Đề án quy định có 6 cấp độ nhà trường triển khai tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2035, phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện và triển khai tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho trẻ mầm non; triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho 100% trẻ em mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi). Đến năm 2045, phấn đấu triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho 100% trẻ em mầm non (trẻ em nhà trẻ và trẻ em mẫu giáo).

Đối với giáo dục phổ thông, đến năm 2035, phấn đấu 100% học sinh phổ thông được học chương trình môn Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 12) và triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo cấp độ 1, 2 và 3. Đến năm 2045, phấn đấu 100% các trường phổ thông triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo cấp độ 4, 5 và 6.

Còn ở bậc đại học, phấn đấu 100% các trường đại học triển khai tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo cấp độ 4, 5 và 6.

Còn đối với giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình môn Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp, 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có triển khai một phần môn học khác và (hoặc) một số môn học khác bằng tiếng Anh.

Mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu hoàn thành xây dựng các chương trình dạy và học tiếng Anh, dạy và học bằng tiếng Anh trong giáo dục thường xuyên đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.

Dự thảo Đề án cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp triển khai như nghiên cứu và hoàn thiện thể chế; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân; phát triển và đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên; ban hành, triển khai chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá; đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, tăng cường cơ sở vật chất; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xã hội hóa…

Theo Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Ngọc Thưởng, việc triển khai xây dựng đề án là một tin vui, là cơ hội của ngành giáo dục, với người dạy và học, nói ngoại ngữ là công cụ hết sức quan trọng để hội nhập sâu, rộng với thế giới, đặc biệt là tiếng Anh.

Có thể bạn quan tâm

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

(GLO)- Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cả nước có đến 3 triệu trẻ em đang gặp phải ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần cần được quan tâm, chăm sóc. Thế nhưng phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý là một câu hỏi không dễ trả lời.

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.