Tiêm nhầm sữa rửa mặt vào da cho khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong lúc tiêm chất làm đẹp vào vùng mặt, cô gái trẻ bất ngờ phát hiện mình bị tiêm nhầm sữa rửa mặt chứ không phải dưỡng chất meso giúp da căng bóng

Ngày 12-5, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết tại đây vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị tiêm nhầm sữa rửa mặt vào da khi đi làm đẹp tại spa.

Nữ bệnh nhân 24 tuổi (ở Thái Bình) cho biết tối 7-5, cô có chiết sữa rửa mặt và mang theo meso, dụng cụ tiêm đến một spa ở gần nhà nhờ tiêm meso làm đẹp da, giúp săn chắc da.

Bệnh nhân nhập viện sau khi bị tiêm nhầm sữa rửa mặt. Ảnh: Định Nguyễn

Bệnh nhân nhập viện sau khi bị tiêm nhầm sữa rửa mặt. Ảnh: Định Nguyễn

Tuy nhiên, trong quá trình tiêm, cô thấy đau buốt, chất meso không tan ra như mọi lần mà thấy da mặt cứng nên yêu cầu dừng tiêm.

Lúc này người phụ nữ mới phát hiện dung dịch meso mang theo vẫn ở trong túi, còn dung dịch được sử dụng để tiêm vào dưới da mặt là sữa rửa mặt do chính mình mang theo.

Thấy vậy người này vội vàng đến bệnh viện địa phương để thăm khám, sau đó đến Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục thăm khám và điều trị.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân có biểu hiện đau nhức nhiều vùng mặt, gò má phải sưng nhiều, có khối cứng dưới da, dưới mi mắt dưới phải có vùng thâm đen, trán có nhiều điểm sưng tại mũi kim tiêm, bầm tím không đều.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tình trạng của nữ bệnh nhân hiện đã được cải thiện, bớt sưng sau khi điều trị.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, tiêm meso là một trào lưu làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng. Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp phục hồi da, cho làn da trắng sáng, giảm thâm nám, nếp nhăn bằng cách dùng những đầu kim đưa một lượng thuốc vào da.

Tuy nhiên, do không ít người sử dụng sản phẩm trôi nổi, không tuân thủ quy trình vô khuẩn, tiêm tại các cơ sở không được cấp phép.... nên đã có nhiều trường hợp bị phản ứng viêm, bội nhiễm, nổi u hạt sau tiêm meso. Lứa tuổi gặp biến chứng nhiều nhất từ 20-30 tuổi.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.