Thủy lợi Plei Keo: Kiểm tra kết quả khắc phục một số điểm hư hỏng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 31-8 ông Nguyễn Hồng Hà-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chư Sê cùng lãnh đạo UBND huyện, các đơn vị liên quan đi kiểm tra kết quả khắc phục một số hư hỏng, tồn tại của hệ thống kênh mương công trình thủy lợi Plei Keo (xã Ayun) mà các cơ quan truyền thông đã phản ánh trong thời gian qua.

Hiện tại đơn vị thi công đang tổ chức sửa chữa những điểm hư hỏng và đang hoàn thiện thẩm mỹ công trình. Ngoài các vị trí hư hỏng đang khắc phục, một số nội dung đề nghị bổ sung của Sở Nông nghiệp và PTNT để công trình phát huy hiệu quả, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan lập hồ sơ bổ sung các hạng mục thực hiện trong thời gian tới.

Kiểm tra đoạn sụt lún, hư hỏng đang khắc phục. Ảnh: Nguyễn Diệp
Kiểm tra đoạn sụt lún, hư hỏng đang khắc phục. Ảnh: Nguyễn Diệp


Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Hồng Hà-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND Chư Sê nhấn mạnh: "Cá nhân tôi đánh giá mới chỉ khắc phục bước đầu, chưa được hoàn thiện, nứt chỗ nào làm chỗ nấy mà chưa mở rộng để đảm bảo tính thẩm mỹ. Một số điểm xung yếu sụt lún đang sửa chữa cơ bản đảm bảo kỹ thuật. Hiện nay giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện tiếp tục rà soát hoàn chỉnh các điểm có hư hỏng đến khi hoàn thành đảm bảo đúng thiết kế và có tính thẩm mỹ".

Theo kết luận Sở Nông nghiệp và PTNT, có những điểm phát sinh thấy đúng hợp lý vì khi thiết kế chưa tính hết nên cần bổ sung. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện cần kiểm tra lập biên bản giữa các bên đề nghị huyện cho phép phát sinh những điểm cần thiết. Dự kiến giao thêm 30 ngày để các bên liên quan khắc phục. Để công trình thủy lợi Plei Keo phát huy hiệu quả tưới 500 ha cần phải đầu tư thêm 60 tỷ đồng nữa. Trong năm nay huyện đầu tư 10 tỷ làm kênh mương nội đồng; từ năm 2021 huyện đang đăng ký với tỉnh vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 đưa gói 60 tỷ đồng vào chờ HĐND tỉnh thông qua, nếu được 60 tỷ đồng này trong những năm tới sẽ khắc phục được những nhược điểm của công trình. Với 119 tỷ đồng mới xong phần đập và kênh chính được khoảng 2/3, còn lại khoảng 6 km chưa đầu tư xong nên chưa thể khai thác tối đa công trình. 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.