Thường thức & Chia sẻ: Đừng lãng phí hiện tại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu cho rằng hiện tại là một món quà, hà tất chúng ta phải lãng phí món quà ấy bằng những lo âu vô cớ cho những chuyện không chắc sẽ xảy ra ở tương lai.

 Hãy tận hưởng niềm vui của những khoảnh khắc trong hiện tại. Ảnh: Linh Trương
Hãy tận hưởng niềm vui của những khoảnh khắc trong hiện tại. Ảnh: Linh Trương


Tôi có cô bạn tính hay lo, đọc báo hoặc xem ti vi về thực phẩm bẩn, độc hại, bạn kiêng ăn đủ thứ vì sợ "bệnh từ miệng mà ra", những buổi ăn uống chung đều khiến bạn giữ khoảng cách với mọi người do nhìn đâu cũng thấy nguy cơ bệnh tật, các món ngon vật lạ bạn chẳng dám thưởng thức. Từ khi dịch Covid-19 hoành hành, bạn chẳng đi đâu ngoài nơi làm việc, chỉ mua đồ online, ít ra khỏi nhà và gần như chỉ giao tiếp trên mạng vì đi đâu cũng sợ có người bệnh, sợ bị lây nhiễm. Sự lo xa thái quá của bạn dẫn đến giữ kẽ khiến ai cũng ngại.

Một anh bạn than phiền về cô vợ còn trẻ, có lẽ vì sợ anh thay đổi nên cô ấy kiểm soát anh bằng mọi cách. Từ giờ giấc chặt chẽ, kiểm tra tin nhắn, vật dụng cá nhân đến các mối quan hệ của anh khiến anh mỏi mệt. Không khí gia đình căng thẳng đến độ anh từng muốn ly hôn.

Một người bạn tôi không may bị ung thư. Thay vì bi quan, suy sụp như những người mắc bệnh nan y thường thấy, bạn vẫn tận hưởng những ngày cuối đời bằng những chuyến đi đến nơi mình yêu thích, vẫn lạc quan, sống tích cực. Cho đến ngày mất đi, bạn rất mãn nguyện vì đã kịp thực hiện những điều mình thích khi còn sống và đã sống vui đến phút cuối cùng.

"Sống đơn giản cho đời thanh thản", câu triết lý vui của cư dân mạng hóa ra chí lý vô cùng. Đừng nghĩ gì quá xa xôi, đừng nghiêm trọng hóa mọi sự, đừng chuyện bé xé ra to khi cuộc sống vốn đã nhiều phiền não, phức tạp.

Sự lo xa giúp ta nhìn thấu mọi khả năng của sự việc, có thể dự liệu mọi tình huống có thể xảy ra để hạn chế hậu quả xấu nhất. Tuy nhiên, nếu cho rằng hiện tại là một món quà, hà tất chúng ta phải lãng phí món quà ấy bằng những lo âu vô cớ cho những chuyện không chắc sẽ xảy ra ở tương lai để rồi đánh mất sự thanh thản, bình yên, thậm chí niềm vui của những khoảnh khắc trong hiện tại.

 

Theo DUY BÁCH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).