Thưởng thức các tác phẩm nổi tiếng thế giới với bộ sách 'Công cụ thưởng ngoạn nghệ thuật'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ sách 'Công cụ thưởng ngoạn nghệ thuật' với các nội dung về lịch sử hội họa phương Tây, cách xem và phân tích tranh, cũng như giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới… sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc và am hiểu hơn về hội họa.
Bộ sách “Công cụ thưởng ngoạn nghệ thuật”. Ảnh: Omega Plus Books

Bộ sách “Công cụ thưởng ngoạn nghệ thuật”. Ảnh: Omega Plus Books

Bộ sách gồm 3 cuốn “Những thời khắc then chốt của nghệ thuật”, “Để hiểu nghệ thuật” và “Xem tranh” của các tác giả Susan Woodford, Janetta Rebold Benton và Lee Cheshire, do Omega Plus Books ấn hành.

Bộ sách được thực hiện công phu, với nhiều hình ảnh minh họa sinh động, có tính lịch sử cao, hiếm có, do Omega Plus Books mua bản quyền từ Thames & Hudson - một trong những nhà xuất bản nghệ thuật có danh tiếng lâu đời trên thế giới.

Cuốn “Những thời khắc then chốt của nghệ thuật” của tác giả Lee Cheshire, do dịch giả Phạm Út Quyên chuyển ngữ, là cuốn biên niên sử ngắn gọn về nghệ thuật phương Tây. Cuốn sách tái khám phá 50 ngày, tức 50 thời khắc quan trọng bậc nhất, tác động mạnh mẽ đến dòng chảy của lịch sử nghệ thuật trong suốt khoảng 500 năm qua từ thời Phục Hưng cho đến nay.

Tác giả đã thuật lại và phân tích những thời khắc khi các tác phẩm nổi tiếng thế giới ngày nay - như tượng David của Michelangelo hay cái bồn tiểu của Marcel Duchamp - được tiết lộ lần đầu; khi những cuộc tao ngộ thúc đẩy các nghệ sĩ tạo ra nhiều phong cách mới đầy hứng khởi, chẳng hạn Ấn tượng hay Lập thể; khi những tác phẩm trình diễn bước ngoặt xảy ra, hoặc triển lãm có tính cách mạng được mở.

Cuốn sách cũng tái hiện lại những vụ trộm và các cuộc đấu đá, kiện cáo, đấu giá căng thẳng - từ lúc “Mona Lisa” bị đánh cắp tới khi “Chân dung bác sĩ Gachet” của Vincent van Gogh trở thành bức tranh đắt nhất từng được bán.

Với lối kể chuyện vừa giải trí vừa dễ nhớ, có chú giải ở cuối mỗi sự kiện, cuốn sách sẽ đưa bạn đọc khám phá về những con người và nơi chốn đã định hình vận mệnh nghệ thuật phương Tây, qua đó trải nghiệm con đường mà nghệ thuật phương Tây đã đi cho đến ngày hôm nay, đồng thời phần nào củng cố định nghĩa về nghệ thuật.

Cuốn “Để hiểu về nghệ thuật” của tác giả Janetta Rebold Benton do dịch giả Hương Mi Lê chuyển ngữ, cung cấp cho độc giả hơn 100 tranh ảnh minh họa, cho thấy một cái nhìn tổng quan rõ ràng và ngắn gọn về những nguyên tắc cơ bản của mọi loại hình nghệ thuật thị giác, trang bị cho độc giả những công cụ cần thiết nhằm tăng cường khả năng lĩnh hội, cũng như đánh giá các tác phẩm nghệ thuật.

Tác giả đã khám phá cách nghệ sĩ sử dụng các yếu tố cơ bản của nghệ thuật như màu sắc, nét, bố cục, ánh sáng, không gian, phong cách; giúp độc giả nắm được mình nên suy ngẫm và phân tích về những điều gì khi thưởng thức nghệ thuật. Ngoài ra, phương pháp thử nghiệm của họ với các chất liệu, kỹ thuật, lý do nghệ sĩ đi theo những phong cách riêng và lựa chọn những đề tài nhất định cùng với mục đích, ý nghĩa của những đề tài đó cũng được giải thích trong cuốn sách.

Đặc biệt, cuốn sách lấy thí dụ về 6 nghệ sĩ tiêu biểu trong lịch sử nghệ thuật phương Tây - Leonardo da Vinci, Rembrandt van Rijn, Vincent van Gogh, Frida Kahlo, Pablo Picasso và Andy Warhol - tiết lộ 6 con đường nghệ thuật vô cùng khác biệt, mổ xẻ môi trường sống và sáng tạo nghệ thuật, phong cách độc đáo và di sản để lại của từng người.

Với những thí dụ chọn lọc từ khắp thế giới, cuốn sách cung cấp lượng thông tin phong phú và rất nhiều gợi ý về cách tiếp cận nghệ thuật, nhằm mục đích tối đa hóa trải nghiệm của bạn đọc thông qua một cơ sở vững chắc cho cả việc thưởng thức đơn thuần lẫn đi sâu nghiên cứu.

Cuốn “Xem tranh” của tác giả Susan Woodford, do dịch giả Phạm Minh Quân chuyển ngữ, đưa ra những phân tích nguồn gốc, thiết kế và chủ đề của hơn 100 bức tranh từ những thời kỳ và vùng đất khác nhau, nhằm giúp bạn đọc tận hưởng quá trình xem tranh và đánh giá đúng được bản chất phức tạp tinh tế ẩn dưới những bề mặt hấp dẫn của chúng.

Cuốn sách không chỉ giới thiệu cho độc giả các chủ đề phổ biến trong tranh mà còn khám phá cách nhiều nghệ sĩ tiếp cận và xử lý chúng một cách độc đáo, đồng thời đề cập đến vấn đề kỹ thuật mà nghệ sĩ phải đương đầu trong quá trình sáng tạo tác phẩm của họ.

Bằng lối viết lôi cuốn, tác giả đặt ra các câu hỏi thử thách những quan điểm tưởng đã mặc nhiên, giúp bạn đọc được “điểm nhãn” và trui rèn óc thẩm mỹ khi phân tích hay đối chiếu các tác phẩm, dựa trên sự cắt nghĩa về hình thức, không gian, ý nghĩa của tác phẩm và tố chất họa sĩ.

Dù đứng trước một bức tranh khắc gỗ Nhật Bản, tác phẩm “Bữa tối cuối cùng của Leonardo da Vinci” hay bức Cảnh ném bom ở Guernica của Picasso..., với cuốn sách “Xem tranh”, độc giả đã có thể hiểu và tự tin thưởng lãm các kiệt tác hội họa trên khắp thế giới.

Các tác giả của bộ sách đều là những cây bút lâu năm, có tên tuổi trong lĩnh vực nghệ thuật. Lee Cheshire là cây bút và biên tập viên cao cấp của chuỗi bảo tàng Tate với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên môn về nghệ thuật thị giác. Anh tham gia viết bài cho tạp chí nghệ thuật Tate Etc. và biên soạn một ấn bản tạp chí đặc biệt đánh dấu sự mở rộng của Tate Modern. Anh cũng có hai cuốn sách về lịch sử nghệ thuật được độc giả nhiệt tình đón nhận.

Janetta Rebold Benton là sử gia nghệ thuật, giáo sư xuất sắc ngành lịch sử nghệ thuật của Đại học Pace, New York, Mỹ, với nhiều năm kinh nghiệm thuyết giảng tại Viện Smithsonian và Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan. Tác giả của 10 đầu sách về lịch sử nghệ thuật, một vài trong số đó đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Susan Woodford có bằng cử nhân của Đại học Harvard và bằng thạc sĩ, tiến sĩ của Đại học Columbia. Hiện bà đang sinh sống và làm việc tại Anh, dạy về lịch sử nghệ thuật cũng như có các chuỗi bài giảng ở Bảo tàng Anh. Ngoài các bài báo nghiên cứu học thuật, bà cũng là tác giả của nhiều đầu sách khác dành cho độc giả phổ thông, và là người đã đoạt giải Criticos Prize năm 2003.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...