Thương lái săn tìm, dưa hấu bất ngờ tăng giá mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá dưa hấu sau một thời gian dài nằm ở mức 2.000 đồng/kg đã bất ngờ tăng vọt lên 4 - 5 lần mặc dù thị trường trong nước đang bước vào mùa mưa và tiêu thụ chậm.

Thị trường tiêu thụ dưa hấu ở các tỉnh phía bắc đang tăng mạnh, hàng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng được thuận lợi hơn trước. Ảnh: Quang Thuần
Thị trường tiêu thụ dưa hấu ở các tỉnh phía bắc đang tăng mạnh, hàng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng được thuận lợi hơn trước. Ảnh: Quang Thuần


Ngày 3.5, chị Nguyễn Quỳnh Nhi, chủ vườn dưa tại Quảng Ngãi đang rao bán dưa giá 9.000 đồng/kg ngay tại ruộng, không bao chi phí. Chị Nhi cho biết: Rất nhiều người đang hỏi mua dưa hấu, đặc biệt là các thương lái ở các tỉnh phía bắc. Giá dưa tăng cao khiến người trồng dưa phấn khởi hơn trước. Khoảng 1 tháng trước nhiều chủ vườn còn phải kêu gọi giải cứu dưa hấu nhưng hôm nay thì tình thế hoàn toàn ngược lại, các thương buôn đi săn tìm vườn dưa khắp nơi.

Khoảng 2 - 3 ngày nay, nhiều chủ vườn dưa ở khu vực miền Trung, Tây nguyên cho biết giá bán dưa tại ruộng tăng rất nhanh, lên gấp nhiều lần so với nửa tháng trước. Nếu cách nay khoảng 1 tháng giá dưa hấu còn lẹt đẹt ở mức 2.000 đồng/kg (tại ruộng) thì vài ngày nay đã bất ngờ tăng mạnh lên 8.000 - 9.000 đồng/kg. Dưa hấu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ vốn chất lượng không cao cũng được tăng giá lên mức 4.000 - 5.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Loan, một thương lái thu mua dưa hấu xuất khẩu, cho biết: Thị trường các tỉnh phía bắc hút hàng, đẩy giá lên rất cao. Mấy ngày gần đây tôi tìm mua dưa không có, các vườn dưa đang thu hoạch còn rất ít, sản lượng không nhiều nên phải tranh mua mới có đủ hàng để bán.

Giá dưa hấu tăng cao đã khiến các chủ vựa tiêu thụ nội địa gặp khó khăn trong việc nhập hàng. Chị Bùi Minh Phương, chủ vựa dưa tại TP.HCM chia sẻ: Các tỉnh phía nam đang bước vào mùa mưa, nhất là ở TP.HCM vào mùa mưa thì tiêu thụ dưa hấu rất chậm. Nhưng giá dưa tại ruộng hiện nay lên quá cao, giá dưa hấu sỉ về đến TP.HCM loại 1 trên 10.000 đồng/kg, loại 2 - 3 giá 8.000 - 9.000 đồng/kg, với giá này mà nhập về bán thì nguy cơ bị lỗ rất lớn. Vì vậy có thể tôi sẽ tạm ngưng mua bán dưa trong lúc này.

Theo Quang Thuần (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.