Thực phẩm giúp làm giảm cholesterol có hại cho sức khỏe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cholesterol LDL (xấu) gây ra mảng bám trong động mạch dẫn đến bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Những thực phẩm này sẽ giúp bạn loại bỏ nó.
 

 

Sôcôla đen chứa flavonoid, chất chống oxy hoá giúp giảm mức LDL. Nhưng phải cẩn trọng khi tiêu thụ vì sô cô la cũng có nhiều chất béo bão hòa và đường. Bạn có thể sử dụng bột cacao đậm màu, không ngọt trong nấu ăn để có một trái tim khỏe mạnh.

Bơ cung cấp axit oleic, giúp giảm cholesterol xấu trong máu của bạn. Hãy thử đặt một vài lát bơ lên bánh sandwich hoặc thêm chúng vào một salad. Dầu bơ có hương thơm tinh tế, ngọt ngào, cũng có thể được sử dụng thay cho các loại dầu khác trong nấu nướng.

Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, một chất được tìm thấy trong vỏ nho có thể ngăn ngừa thiệt hại cho mạch máu bằng cách giảm nguy cơ huyết khối và làm giảm LDL. Uống quá nhiều rượu có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khoẻ khác, tuy nhiên uống một ly rượu vang đỏ vào buổi tối là tốt nhưng đừng lạm dụng nó.

Cả hai loại trà đen và xanh lá cây có chứa chất chống oxy hoá mạnh có thể làm giảm mức cholesterol. Trà xanh thường có chứa nhiều chất chống oxy hoá hơn vì nó được làm từ lá không lên men và ít được chế biến.

Hạt có nhiều axit béo không no, vì vậy hạnh nhân, quả óc chó hoặc hồ trăn có thể giúp làm giảm mức LDL của bạn. Hãy thử rắc chúng trên salad của bạn, hoặc ăn chúng như một món ăn nhẹ. Chỉ cần chắc chắn các loại hạt bạn chọn có lượng muối thấp.

Ngũ cốc nguyên chất: bột yến mạch và gạo nâu có rất nhiều chất xơ hòa tan được chứng minh là làm giảm LDL cholesterol bằng cách giảm sự hấp thu cholesterol vào máu. Hãy thử thay đổi loại mì ống thông thường của bạn cho mỳ ngũ cốc hoặc sử dụng gạo lức thay vì màu trắng.

Cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi... đều giàu axit béo omega-3, làm giảm triglycerides trong máu. Ăn cá mỗi tuần, có thể chế biến cá bằng nhiều cách nhưng đừng chiên rán để có trái tim khoẻ mạnh.

Dầu ô liu là chất béo từ thực vật, do đó nó là một lựa chọn tốt khi bạn muốn giảm cholesterol "xấu". Dầu ô liu là lựa chọn tuyệt vời khi trộn với giấm rượu đỏ, tỏi băm và một chút tiêu xay cho món salad của bạn.

Sữa đậu nành và đậu hũ có hàm lượng protein cao, ăn 25 gram mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol từ 5-6%.

Đậu đen, đậu lăng... Tất cả đều giàu chất xơ hòa tan, kết hợp với cholesterol trong máu và di chuyển nó ra khỏi cơ thể. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ăn 110-140 gram đậu mỗi ngày có thể làm giảm mức LDL xuống 5%.

Lê và táo có rất nhiều pectin, một loại chất xơ có thể làm giảm cholesterol. Các loại trái cây như cam và chanh và các loại quả mọng cũng có nhiều chất xơ. Hãy thử lê và hành đỏ như một món ăn phụ hoặc uống một ly sinh tố vào buổi sáng trước khi bạn đi ra ngoài.

Ăn nhiều rau: Hầu hết các loại rau có nhiều chất xơ và ít calo. Cà tím và vỏ đậu có hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Cà tím cũng có nhiều chất chống oxy hoá. Nhưng bất cứ loại rau nào có chất xơ và chất dinh dưỡng tốt cho bạn.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.