Thực phẩm giảm cân Thảo mộc Hoa Sâm Đất chứa chất cấm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan chức năng cho biết đã phát hiện các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa Sibutramin là chất bị cấm sử dụng, trong đó có sản phẩm trà giảm cân mang tên Trà thảo mộc Hoa Sâm Đất.

Trà thảo mộc Hoa Sâm Đất bị thu hồi vì chứa chất cấm
Trà thảo mộc Hoa Sâm Đất bị thu hồi vì chứa chất cấm



Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 3 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm bổ sung do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng ZN (địa chỉ: 89/994E Lê Đức Thọ, phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM) sản xuất, kinh doanh có vi phạm về chất lượng.

Đó là lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm trắng da Skinfood Plus+, ngày sản xuất 12-1-2018, HSD: 12-1-2019 kết quả kiểm nghiệm không đạt về chỉ tiêu: L-Glutathione; D- biotin (Vitamin B7); Thực phẩm bổ sung Cốm dinh dưỡng Extra Kid, NSX: 10-1-2018, HSD: 10-1-2019 kết quả kiểm nghiệm không đạt về chỉ tiêu: Kẽm Gluconat; L-Lysine tổng và lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà thảo mộc Hoa Sâm Đất, NSX: 25-1-2018, HSD: 25-1-2019 kết quả kiểm nghiệm không đạt về chỉ tiêu: Sibutramin, linh chi, tổng số bào tử nấm men nấm mốc.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Sibutramin là hoạt chất đã bị Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấm sử dụng do có tác dụng không mong muốn với sức khỏe. Sibutramin là một loại thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn, là hoạt chất có tác dụng giúp những người béo phì giảm cân, nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với người tiêu dùng, nhất là người có tiền sử bệnh tim mạch và huyết áp do gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch.

Trong khi đó sản phẩm Trà thảo mộc Hoa Sâm Đất được quảng cáo là có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt nhất là công dụng giảm béo từ bên trong đặc biệt là giảm cân, giảm béo bụng, béo đùi, mông… Thậm chí, sản phẩm còn được quảng cáo giúp điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ và sử dụng được cho các mẹ sau khi sinh vì công dụng của sản phẩm là kích thích tuyến sữa sản sinh ra nhiều sữa hơn. Tăng cường tuần hoàn máu, điều kinh nguyệt, tiêu huyết ứ lâu ngày bám trụ ở tử cung; làm đẹp da, giải độc gan, mát gan, bảo vệ gan tối đa, điều trị được mụn nám, mụn trứng cá….

Trước đó, PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, đã có văn bản gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố: TP HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh đề nghị giám sát sản phẩm thực phẩm có chứa chất Sibutramin.

D.Thu (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.