Thư viện trường học: Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Kbang chú trọng xây dựng thư viện thân thiện, thư viện góc lớp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho học sinh. Đây là cách giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, tăng cường giao tiếp tiếng Việt và học tập tốt hơn.

Đến nay, tất cả 19 trường tiểu học trên địa bàn huyện Kbang đều có thư viện thân thiện và hơn 220 thư viện góc lớp được trang bị đầy đủ sách báo, truyện tranh phục vụ nhu cầu đọc của học sinh.

Tiếng trống ra chơi vừa dứt, em Đinh Thị Thiên (lớp 1, Trường Tiểu học và THCS Tơ Tung, xã Tơ Tung) cùng các bạn chạy ngay xuống góc lớp, chia nhau những cuốn truyện cổ tích Việt Nam. Thiên kể rằng: “Hồi đầu năm học, chúng em mới chỉ xem tranh mà chưa rõ nội dung truyện. Được thầy cô chỉ dạy nên chúng em đã biết đọc, biết viết và đọc được nhiều cuốn truyện hay”.

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Tơ Tung (xã Tơ Tung, huyện Kbang) thích thú đọc truyện tranh. Ảnh: Ngọc Minh

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Tơ Tung (xã Tơ Tung, huyện Kbang) thích thú đọc truyện tranh. Ảnh: Ngọc Minh

Tương tự, tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne (xã Kon Pne), việc đọc sách không chỉ giúp các em học sinh tự tin, mạnh dạn, hòa đồng với bạn bè mà còn rèn luyện cách phát âm, đánh vần tiếng Việt. Em Đinh Văn Kê (lớp 1) bày tỏ: “Em rất thích truyện tranh vì có hình ảnh đẹp, nội dung dễ hiểu. Cũng nhờ đọc truyện mà em ghi nhớ và nói tiếng Việt lưu loát hơn, học tập cũng tiến bộ”.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn-Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne-cho hay: “Thư viện nhà trường hiện có 2.250 quyển truyện, sách. Hàng năm, nhà trường kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ sách, truyện tranh; trao đổi truyện mới, sách hay với các trường bạn. Bên cạnh đó, chủ động luân chuyển truyện từ thư viện chính về thư viện góc lớp; tổ chức đọc sách 15 phút đầu giờ; thường xuyên sắp xếp, trang trí thư viện sao cho khoa học, bắt mắt. Nhờ đó, nhiều em đã đọc nhanh hơn, viết giỏi hơn”.

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Krong (xã Krong) cũng thực hiện khá tốt mô hình thư viện thân thiện và thư viện góc lớp. Với 100% học sinh dân tộc Bahnar, những năm qua, nhà trường từng bước đầu tư để xây dựng mô hình thư viện thân thiện đúng nghĩa. Theo đó, nhà trường đã hình thành hệ thống thư viện với phòng đọc ngoài trời rộng rãi, thoáng mát, đủ không gian cho học sinh đọc sách và vui chơi. Hệ thống thư viện góc lớp đã góp phần cải thiện kỹ năng đọc cho học sinh.

Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các hoạt động ở thư viện như: góc đọc thư viện góc lớp, đọc to rõ đúng dấu thanh, đọc diễn cảm đoạn văn hay, đọc thuộc lòng đoạn thơ, đọc hiểu nội dung... Các lớp cũng tổ chức hội thi kể chuyện theo sách, kể chuyện Bác Hồ để tạo niềm hứng thú đọc sách cho học sinh; chủ động giao truyện về nhà cho các em đọc hoặc đọc ở các phòng bán trú tại trường nhằm giúp các em nhanh tiến bộ.

Thư viện ngoài trời của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Krong (xã Krong, huyện Kbang) được xây dựng bài bản, giúp học sinh có nơi đọc sách, vui chơi lành mạnh. Ảnh: Ngọc Minh

Thư viện ngoài trời của Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Krong (xã Krong, huyện Kbang) được xây dựng bài bản, giúp học sinh có nơi đọc sách, vui chơi lành mạnh. Ảnh: Ngọc Minh

Nói về việc xây dựng văn hóa đọc, thầy Dương Văn Phúc-Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Krong-cho rằng: Mô hình đọc sách giúp các em học sinh dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ tiếng Việt; giúp công tác duy trì sĩ số của nhà trường tốt hơn. Đồng thời, giúp cho việc giảng dạy của giáo viên thêm thuận lợi.

Thực tế cho thấy, việc xây dựng văn hóa đọc trong trường học bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn đầu sách, truyện qua một thời gian sử dụng đã bị hư hỏng, rách nát. Trong khi đó, do kinh phí eo hẹp nên việc bổ sung sách, truyện mới của các trường còn hạn chế. Vì vậy, các trường học rất cần sự quan tâm của ngành, sự giúp đỡ của các đơn vị, doanh nghiệp để tăng cường bổ sung sách, truyện phục vụ các em học sinh.

Trao đổi với P.V, ông Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kbang-cho biết: “Thời gian tới, Phòng tiếp tục chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên sưu tầm sách, truyện để trang bị thêm cho thư viện các trường. Đồng thời, phát động phong trào xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức ủng hộ để tăng số lượng đầu sách; tổ chức các đợt quyên góp sách vở tặng thư viện, tặng cho học sinh vùng sâu, vùng xa. Về phần mình, các trường cần chủ động nâng cấp và duy trì hoạt động của thư viện, giúp học sinh tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.