Thủ tướng Chính phủ: Người dân phải được bảo vệ an toàn, an ninh khi tiếp cận các dịch vụ tài chính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là một trong 3 mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện vào ngày 12-3.

Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Phiên họp đánh giá tình hình triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ); kết quả triển khai kết luận tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo; bàn các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện thời gian tới.

a1-7463-2332-2082-2900.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện. Ảnh: Trần Hải/Báo Nhân Dân

Theo Quyết định 149, tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ta. Trên cơ sở thực tiễn triển khai Chiến lược và kết quả trao đổi, thảo luận tại cuộc họp, Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan, đặc biệt là vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong triển khai thực hiện Chiến lược, với tinh thần "mọi người dân đều được thụ hưởng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội", "không ai bị bỏ lại phía sau".

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chiến lược còn một số tồn tại, hạn chế cần phải tập trung xử lý, giải quyết, một số việc cần làm tốt hơn.

Thủ tướng nêu rõ trong thời gian tới, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm các cân đối lớn, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong đó một trong những giải pháp quan trọng, then chốt là đẩy mạnh triển khai thực hiện tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Về mục tiêu, Thủ tướng nhấn mạnh 3 khía cạnh: Thứ nhất, phải bảo đảm tiếp cận bình đẳng của mọi công dân với dịch vụ tài chính, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, học sinh, sinh viên. Thứ hai, người dân phải được thụ hưởng thành quả từ Chiến lược tài chính toàn diện một cách thực sự, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Thứ ba, người dân phải được bảo vệ an toàn, an ninh khi tiếp cận các dịch vụ tài chính, nhất là khi các dịch vụ này được số hóa, không để các đối tượng xấu trục lợi, gây ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.

anh-t44.png
Thủ tướng chỉ đạo đào tạo, phổ biến kiến thức, phát triển công dân số trên phạm vi cả nước, không để ai bị bỏ lại phía sau. Ảnh nguồn internet

Thủ tướng chỉ rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, tổ chức thực hiện thật tốt để vừa quản lý chặt chẽ, vừa thúc đẩy phát triển, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả và công bằng.

Thứ hai, phát triển hạ tầng thông suốt, đồng bộ, đều khắp trên phạm vi cả nước, bao trùm các khu vực, đối tượng, nhất là hạ tầng cho khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, hạ tầng phù hợp cho những người yếu thế, đặc biệt là hạ tầng số thông qua phủ sóng 5G, 6G, internet vệ tinh…

Thứ ba, đào tạo, phổ biến kiến thức, phát triển công dân số trên phạm vi cả nước, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ tư, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng lộ trình, bước đi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Thứ năm, trong tổ chức, các cấp, các ngành, các chủ thể liên quan phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, phân công 5 rõ "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm".

Thứ sáu, đa dạng hóa cách thức, phương pháp truyền thông phù hợp với các đối tượng, địa bàn khác nhau, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, trong nhân dân về thực hiện Chiến lược.

Thứ bảy, bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện.

Thứ tám, các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy tính bổ trợ giữa các chương trình, giữa các địa phương, các lĩnh vực.

Để chuẩn bị sơ kết sau 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược đến năm 2025 và xây dựng, triển khai Chiến lược trong giai đoạn mới, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành, cơ quan, địa phương.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan cần ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tài chính toàn diện cần được thực hiện thông qua nền tảng kỹ thuật số và công nghệ tài chính, trong đó, các công nghệ như blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới, tiện ích, tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí, mang lại cơ hội tiếp cận rộng rãi, bình đẳng, nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính.

Bên cạnh các nguồn lực trong nước, cần tiếp tục huy động các nguồn lực và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, học hỏi kinh nghiệm ở các quốc gia đi trước, tích cực hội nhập, tham gia sâu rộng các khuôn khổ hợp tác về tài chính toàn diện nhằm nâng cao năng lực triển khai các sáng kiến, áp dụng các thực tiễn tốt, hỗ trợ cho thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Đồng thời, chủ động rà soát việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tại Kế hoạch hành động của bộ, ngành, cơ quan, địa phương mình; nhận diện những tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục. Tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược; nghiên cứu, đề xuất xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2026-2030 của Chiến lược cho phù hợp với các xu thế và bối cảnh mới.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null