Thủ tướng chỉ đạo về vấn đề điện mặt trời, thủy sản và chống hạn mặn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thông tin báo chí phản ánh.

 

Một nhà máy điện mặt trời ở huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) mới được đưa vận hành trong năm 2019. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Một nhà máy điện mặt trời ở huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) mới được đưa vận hành trong năm 2019. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)


Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo một số bộ, ngành nghiên cứu, xử lý thông tin báo chí phản ánh về thủy sản, chống hạn mặn và cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời.

Đề xuất giải pháp về thời gian thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời

Trang điện tử Bnews (Thông tấn xã Việt Nam) ngày 15/4/2020 phản ánh: Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đã đáp ứng được mong mỏi của các nhà đầu tư điện mặt trời về mức giá.

Song, các nhà đầu tư vẫn còn băn khoăn về thời gian của Quyết định này, quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai, dễ dẫn đến nảy sinh tiêu cực và lãng phí nguồn lực xã hội.

Về thông tin Trang điện tử Bnews phản ánh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất giải pháp.

Theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại dự án hoặc một phần dự án trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020 thì dự án hoặc một phần dự án đó được áp dụng Biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện.

Cụ thể, 1.783 đồng/kWh tương đương 7,69 xu Mỹ/kWh đối với dự án điện mặt trời nổi và 1.644 đồng /kWh tương đương 7,09 xu Mỹ/kWh đối với các dự án điện mặt trời mặt đất; 1.943 đồng/kWh tương đương 8,38 xu Mỹ/kWh đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Nghiên cứu phản ánh về thủy sản và chống hạn mặn

Trước đó, một số phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh “Giá hải sản giảm mạnh, ngư dân gặp nhiều khó khăn”; “Giải pháp bớt tiêu tốn hàng trăm tỷ mỗi năm chống hạn cho lúa.”


 

Ngư dân Khánh Hoà thu hoạch cá ngừ đại dương tại cảng Hòn Rớ (thành phố Nha Trang). (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)
Ngư dân Khánh Hoà thu hoạch cá ngừ đại dương tại cảng Hòn Rớ (thành phố Nha Trang). (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)


Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu thông tin được phản ánh trong bài “Giá hải sản giảm mạnh, ngư dân gặp nhiều khó khăn,” chủ trì, phối hợp với các địa phương báo cáo tình hình, đề xuất giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hải sản cho ngư dân.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm nghiên cứu, đánh giá đề xuất của Tiến sỹ Hồ Huy Cường được nêu ra trong bài “Giải pháp bớt tiêu tốn hàng trăm tỷ mỗi năm chống hạn cho lúa” để có giải pháp phù hợp.

 

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.