Thu nhập "khủng" nhờ đa dạng cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ chỗ đi làm thuê, vợ chồng chị Lê Thị Trúc (tổ 4, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã biết tích góp tiền xây dựng trang trại cà phê, mắc ca và cây ăn quả. Mỗi năm, gia đình lãi hơn 500 triệu đồng từ trang trại này.
Năm 2001, sau khi cưới, vợ chồng chị Lê Thị Trúc tích góp được ít vốn để mua hơn 6 sào đất trồng mì và bắp. Tuy nhiên, cây trồng thường xuyên bị sâu bệnh, năng suất thấp cộng với giá cả không ổn định nên cuộc sống gia đình bấp bênh. Để trang trải cuộc sống, vợ chồng chị Trúc đã phải đi làm thuê, rồi xoay xở nhiều nghề.
Năm 2007, chị Trúc quyết định chuyển toàn bộ diện tích mì và bắp sang trồng cà phê. Với số vốn tích góp được và vay thêm từ anh em, bạn bè, vợ chồng chị đầu tư trồng gần 500 cây cà phê. Chị Trúc chia sẻ: “Tôi may mắn được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt do Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn phối hợp tổ chức. Từ đó, tôi áp dụng vào quá trình canh tác nên vườn cà phê phát triển, ít bị sâu bệnh, đem lại thu nhập cao. Có tiền tích lũy, tôi vay mượn thêm để mua đất mở rộng sản xuất. Hiện nay, với 2.000 cây cà phê, mỗi năm thu hoạch hơn 30 tấn quả tươi, trừ chi phí, gia đình thu về gần 300 triệu đồng”.
Chị Lê Thị Trúc bên vườn thanh long của gia đình. Ảnh: Hà Phương
Chị Lê Thị Trúc bên vườn thanh long của gia đình. Ảnh: Hà Phương
Năm 2013, khi đã có được ít vốn, chị đầu tư trồng cây mắc ca xen canh các loại cây ăn quả như: thanh long, bơ và sầu riêng. Với tư duy nhạy bén và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, vườn cây của gia đình chị ngày càng phát triển. Hiện gia đình chị Trúc sở hữu 2 ha cà phê, 1 ha mắc ca, 400 gốc thanh long, 200 cây bơ cùng 50 cây sầu riêng. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình chị lãi 500-600 triệu đồng/năm.
Điều đáng ghi nhận ở chị Trúc chính là tinh thần phấn đấu vươn lên làm kinh tế giỏi từ đôi bàn tay trắng. Không những vậy, chị còn rất tích cực tham gia các phong trào thi đua do Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng phát động. Gia đình chị luôn gương mẫu thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, chị Trúc còn sẵn sàng hỗ trợ chị em hội viên về giống, vốn, kỹ thuật để phát triển kinh tế gia đình, đồng thời chia sẻ cách tiết kiệm chi tiêu, sắp xếp cuộc sống khoa học, hợp lý, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Nhờ đó, một số chị có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. 
Trao đổi với P.V, bà Trịnh Thị Liên-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng-cho biết: “Chị Trúc là điển hình trong phát triển kinh tế. Không những vậy, chị còn hỗ trợ nhiều hộ gia đình về cây giống, phân bón để phát triển kinh tế, tích cực xây dựng chi hội phụ nữ đoàn kết, vững mạnh”.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.