Thu hồi gần 700 triệu đồng tiền sai phạm tại BQL RPH Đức Cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng ngày 20-7, nguồn tin Báo Gia Lai cho biết, cơ quan chức năng vừa ra quyết định thu hồi gần 700 triệu đồng tiền sai phạm tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ để nộp vào ngân sách nhà nước.
Cụ thể, cơ quan chức năng đã quyết định thu hồi số tiền 678,397 triệu đồng sai phạm trong việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ. Trong thời hạn 30 ngày, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ có trách nhiệm nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Hiện trường 1 vụ phá rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ. Ảnh: Chí Hào
Hiện trường 1 vụ phá rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ. Ảnh: Chí Hào
Trước đó, qua thanh tra công tác quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí giai đoạn từ năm 2013-2018 tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ, cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm, cụ thể đã chi phụ cấp đặc biệt cho viên chức, người lao động vượt định mức quy định số tiền gần 190 triệu đồng; chi phụ cấp thu hút không đúng đối tượng hơn 355 triệu đồng; chi phụ cấp lâu năm không đúng đối tượng quy định gần 158 triệu đồng; chi trùng sữa chữa xe ô tô gần 15 triệu đồng. Tổng số tiền sai phạm hơn 700 triệu đồng. Căn cứ các quy định hiện hành và ý kiến giải trình của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ, cơ quan chức năng đã giảm trừ, không thu hồi số tiền hơn 39 triệu đồng.
Chí Hào

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.