Thú chơi xe cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đối với các thành viên Hội Xe cổ Gia Lai, chơi xe cũ, xe cổ điển là một thú chơi đầy sức hút khi được tham gia vào hành trình quay ngược thời gian để khám phá, trải nghiệm, hoài niệm về một thời kỳ, giai đoạn lịch sử gắn với sự ra đời của mỗi chiếc xe.

Chơi xe cũ, xe cổ điển là một thú chơi đầy sức hút với mức chi phí đầu tư không hề nhỏ và ngày một phát triển mạnh mẽ ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Tại Gia Lai, những người chơi xe cũ, xe cổ điển đã tập hợp, kết nối với nhau qua Hội Xe cổ Gia Lai để cùng chia sẻ niềm đam mê.

Ông Huỳnh Đăng Quang (77A Hàn Mạc Tử, TP. Pleiku)-Hội trưởng Hội Xe cổ Gia Lai là kỹ sư xây dựng nhưng lại có niềm đam mê những chiếc xe cũ.

“Có những chiếc xe đã trở thành biểu tượng của một thời kỳ, giai đoạn lịch sử mà người chơi nào cũng mong muốn được sở hữu. Tôi đã sưu tầm được chiếc Mercedes Benz W124 đời 1986, thuộc dòng xe hạng sang hàng đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Đây cũng là mẫu xe thành công nhất của hãng, đã trở thành biểu tượng về mặt chất lượng, sự sang trọng, lịch lãm”-ông Quang cho biết.

ong-huynh-dang-quang-ben-phai-va-ong-le-duy-binh-ben-chiec-mercedes-benz-w124-anh-nvcc.jpg
Ông Huỳnh Đăng Quang (bìa phải) và ông Lê Duy Bình bên chiếc Mercedes Benz W124 (ảnh nhân vật cung cấp).

Theo nhận định của giới chơi xe cũ, xe cổ điển, đây không đơn thuần là thú chơi nhất thời mà cả một hành trình trải nghiệm đầy tốn kém về mặt tài chính, thời gian, công sức lẫn tâm huyết.

Ông Lê Duy Bình-Chủ garage Lê Bình (32 Lý Nam Đế, TP. Pleiku) cũng là một trong những người đam mê xe cũ. Ông cho biết: “Một năm, tôi chỉ nhận thực hiện 1-2 dự án phục hồi, độ chế xe cũ, xe cổ điển. Việc hồi sinh, khôi phục vẻ đẹp của một chiếc xe cũ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, đây lại chính là điểm tạo nên sức hút khó cưỡng đối với người mê xe cũ, xe cổ điển. Một khi đã đam mê thì càng khó khăn lại càng khát khao, mong muốn được sở hữu xe”.

Với kinh nghiệm 30 năm theo nghề phục hồi xe cũ, ông Bình không ngại xử lý những “ca” khó về mặt kỹ thuật. Còn ở góc độ người chơi, ông Bình đang sở hữu 1 chiếc Honda Accord 1986 mang biển số 5555 và 1 chiếc Toyota Crown 1994 thuộc dòng chính khách.

Tùy theo mức độ, tình trạng của mỗi chiếc xe, người chơi xe cũ, xe cổ điển có thể lựa chọn hệ nguyên bản, nguyên zin hoặc theo hệ phục chế, phục dựng, độ xe mang phong cách cá nhân. Qua đó phần nào có thể đo lường mức độ đầu tư về chất xám, tài chính, công sức của người chơi xe.

Đối với ông Lê Ngô Vĩnh Phú (hẻm 196 Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku), hành trình chơi xe cũ, xe cổ điển cũng là cách phục hồi và lưu giữ hình ảnh của một giai đoạn, một thời kỳ thông qua với những dòng xe mang dấu ấn đặc biệt.

Ông Phú kể: “Tôi mua chiếc Toyota Land Cruiser 1964 FJ40 qua đấu giá năm 2022, gần như là mua phần xác xe. Thậm chí lúc đó, tôi không thể hình dung được dáng vẻ của nó như thế nào. Đầu năm 2024, tôi mới bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu thông tin để tìm giải pháp phục chế thì rất bất ngờ khi biết chiếc xe này thuộc dòng FJ40 khá hiếm hoi”.

Các dòng xe cũ, xe cổ điển thuộc series, phiên bản giới hạn nên nhiều chi tiết, phụ tùng phải đặt hàng hoặc mua qua đấu giá từ nước ngoài. Giá phụ tùng cũ thậm chí đắt hơn phụ tùng mới. Một số chi tiết như táp lô, tay lái, còi xe không tìm ra nguồn hàng cũ thay thế buộc ông Phú phải tìm mọi cách phục hồi để đảm bảo yếu tố nguyên bản theo thiết kế. Sau 1 năm, chiếc Toyota Land Cruiser 1964 FJ40 đã thực sự hồi sinh, hiện hữu sống động qua từng chi tiết, đường nét từ bên ngoài đến bên trong.

Đối với anh Nguyễn Văn Hùng-Chủ garage Dr Car Gia Lai (52 Nguyễn Văn Cừ, TP. Pleiku), việc tìm kiếm, sở hữu một chiếc xe cổ điển là một hành trình để người trẻ không chỉ hoài niệm, sống chậm hơn mà còn thôi thúc tìm hiểu, học hỏi về những câu chuyện lịch sử ẩn sau sự hình thành một chiếc xe.

Chia sẻ về chiếc xe Volkswagen Beetle cổ điển màu vàng mà anh đã bỏ công săn tìm, đưa về từ Đà Lạt, anh Hùng cho hay: “Chiếc xe Volkswagen Beetle là dòng xe cổ điển nổi tiếng, tại Việt Nam được gọi tên thân mật là xe con bọ bởi vì thiết kế đường cong đặc trưng. Cũng bởi vì ấn tượng sâu đậm với dòng xe này qua những thước phim, tôi đã lựa chọn sưu tầm 1 chiếc”.

hoi-xe-co-gia-lai-tang-qua-cho-cac-benh-nhan-tam-than-dip-tet-nguyen-dan-2025-hung-nguyen.jpg
Hội xe cổ Gia Lai tặng quà cho các bệnh nhân tâm thần dịp Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Hùng Nguyễn

Trao đổi với P.V, Hội trưởng Hội Xe cổ Gia Lai thông tin: Hội được thành lập năm 2020 với hơn 50 thành viên offline và 2.100 thành viên đăng ký tham gia diễn đàn trực tuyến qua Facebook.

Thông qua hoạt động của Hội, các thành viên có sân chơi để chia sẻ niềm đam mê xe cổ điển, chia sẻ kinh nghiệm lẫn trải nghiệm thực tế trong quá trình sưu tầm, phục dựng, độ xe.

Bên cạnh niềm đam mê này, các thành viên còn có một điểm chung gắn kết là tích cực ủng hộ, đóng góp kinh phí tổ chức các hoạt động thiện nguyện như: tặng quà cho các gia đình hoàn cảnh khó khăn ở Chư Păh; tặng sách vở và học bổng cho học sinh nghèo vượt khó ở Chư Sê; tặng quà Tết, tổ chức Trung thu cho trẻ em người dân tộc thiểu số; tổ chức dọn rác khu vực đồi thông Ia Dêr; tặng quà cho bệnh nhân tâm thần ở TP. Pleiku…

“Năm 2025, chúng tôi vẫn tiếp tục dành sự quan tâm cho các hoạt động từ thiện xã hội, chia sẻ với cộng đồng”-ông Quang nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.