Những món đồ cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Ở một số gia đình, có những món đồ được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Mặc dù có thể không còn giá trị sử dụng nữa, nhưng chúng vẫn luôn được giữ gìn và trân quý.

Món đồ ấy có thể chỉ là vật dụng gia đình bình thường như chiếc nồi đồng, chiếc cối đá, chiếc bàn ủi than… Món đồ ấy cũng có thể là di vật của người thân để lại như chiếc mũ, chiếc áo, đôi dép hoặc một đồ dùng nào đó gợi nhớ người đã khuất.

Chúng được giữ gìn cẩn thận, thường được cất giữ ở nơi trang trọng trong nhà để con cháu luôn biết ơn và nhớ đến.

nhung-mon-do-cu.jpg
Những món đồ cũ (ảnh minh họa)

Cũng có món đồ đã được dùng nhiều năm, không còn mới nữa, nhưng vì đã gắn bó với nó trong một khoảng thời gian dài mà người ta không nỡ bỏ đi. Hôm vừa rồi, tôi đọc một câu chuyện ngắn kể về một bà lão có chiếc nồi đã dùng lâu năm. Dù các con các cháu đã mua chiếc nồi mới nhưng bà nhất quyết không bỏ đi chiếc nồi cũ, vẫn dùng nó để nấu những món ăn mình thích.

Cũng giống như bà, tôi luôn ước mình có một không gian phù hợp để có thể lưu giữ được nhiều đồ cũ xưa. Đó là đôi ba chiếc áo, chiếc tất sơ sinh của con, những đồ chơi, quyển truyện tranh từng đọc cho con, cả những thứ đồ của gia đình qua nhiều thời kỳ.

Những thứ đồ ấy gắn liền với các con, với biết bao nhọc nhằn của ông bà, cha mẹ suốt một thời gian dài. Với tôi, những món đồ ấy thực sự là tài sản vô giá, có thể kể về một thời đã qua để con cháu thêm trân trọng và yêu quý những giá trị gia đình.

Để giúp con cháu đời sau hiểu hơn về cuộc sống của thế hệ trước, nhiều người có sở thích sưu tầm đồ cũ. Sau khi sưu tầm, họ tiến hành phân loại và dành một không gian riêng để trưng bày, lưu giữ.

Gần đây, những chiếc xe máy cũ, những chiếc ti vi đen trắng hay những chiếc đài bán dẫn được người ta mua lại với giá cao để tạo thành một bộ sưu tập về cuộc sống hồi thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Đó cũng là một cách trân trọng quá khứ.

Ở quy mô quốc gia và thế giới, việc bảo tồn những di sản có giá trị lịch sử, văn hóa luôn được coi trọng. Những viện bảo tàng, khu di tích giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử nhân loại. Mỗi hiện vật được trưng bày là một câu chuyện mang tính lịch sử của một thời kỳ để du khách có thể tìm hiểu.

Với người Việt Nam chúng ta, di sản của cha ông là thiêng liêng, vô giá, từ những di tích khảo cổ như chiếc bình gốm, chiếc trống đồng, dụng cụ lao động và vũ khí thô sơ từ thời tổ tiên dựng nước đến những di vật của ông cha trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Những đồ vật mang ý nghĩa lịch sử như bức thư gửi về gia đình của người lính, chiếc bi đông nước, chiếc ca, chiếc lược được làm từ mảnh bom sẽ làm ta thêm tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc, để rồi biết trân trọng hơn nền hòa bình quý giá hôm nay.

Cuộc sống luôn là sự tiếp nối. Mỗi gia đình, cộng đồng hay rộng hơn nữa là đất nước đều có một quá trình phát triển mà cái mới luôn được kế thừa và phát triển từ những cái cũ. Khi quên đi cái cũ, quên đi quá khứ, mỗi chúng ta sẽ như một cái cây không có gốc.

Giữ gìn những món đồ cũ chứa đựng kỷ niệm của gia đình thể hiện tình cảm và sự trân trọng thế hệ đi trước, là cách để nhắc nhở và giáo dục con cháu. Quý trọng những di sản, di vật mang tính lịch sử của quốc gia là thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn các thế hệ cha ông để từ đó biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, để các giá trị ấy sống mãi đến muôn đời.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đồ cũ

(GLO)- Có lẽ thuộc tuýp người hoài cổ nên tôi thường tiếc nuối những điều thuộc về xưa cũ. Đôi khi, không hẳn là những khắc khoải mơ hồ mà ám ảnh tôi bằng cả một vùng ký ức ắp đầy nhớ thương day dứt. Một ngày bất giác chạm vào, lòng lại chênh chao nhớ người, nhớ về một thời gian khó ngày xưa.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.