Thời gian làm việc và nghỉ của giáo viên ra sao trong quy định mới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Quy định số tuần thực dạy, định mức giờ dạy/tuần phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018; bổ sung thời gian nghỉ thai sản nếu trùng với nghỉ hè… là những điểm mới trong dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông mà Bộ GD-ĐT mới công bố.

Giáo viên làm việc 42 tuần/năm học

Thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần, trong đó: 37 tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, gồm 35 tuần thực dạy và 2 tuần dự phòng (dành cho việc hoàn thiện các nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác).

3 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 2 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học.

Bộ GD-ĐT dự thảo quy định mới về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông

Bộ GD-ĐT dự thảo quy định mới về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông

Bộ GD-ĐT lý giải, quy định thống nhất số tuần thực dạy dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông là 35 tuần để đảm bảo phù hợp với quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về khung thời gian năm học.

Bổ sung quy định về thời gian nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, dự thảo quy định về trường hợp thời gian nghỉ thai sản (đối với giáo viên nữ) trùng với thời gian nghỉ hè để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên và tháo gỡ vướng mắc của giáo viên trong thời gian qua.

Cụ thể, thời gian nghỉ của giáo viên gồm: thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Giáo dục; thời gian nghỉ thai sản theo quy định.

Dự thảo cũng quy định rõ hơn về thời gian nghỉ thai sản của giáo viên: "Trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè hằng năm mà thời gian nghỉ hè hằng năm còn lại (nếu còn) ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày đảm bảo tổng số ngày nghỉ bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của bộ luật Lao động.

Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù".

Ngoài ra, thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác của giáo viên thực hiện theo quy định của bộ luật Lao động. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ của giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định, đảm bảo khung thời gian năm học.

1 tuần giáo viên dạy bao nhiêu tiết?

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ, kế hoạch của nhà trường và định mức tiết dạy trong 1 năm học, hiệu trưởng phân công nhiệm vụ giáo viên với định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần.

Cụ thể, giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết.

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết.

Ngoài việc dạy theo định mức tiết dạy quy định như trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú còn tham gia thực hiện nhiệm vụ khác của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm quản lý học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú theo phân công của hiệu trưởng để đảm bảo hoạt động chung của nhà trường.

Giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở.

Định mức giảng dạy của hiệu trưởng, hiệu phó

Dự thảo cũng quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Ngoài các nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết thuộc nội dung trong chương trình giáo dục để nắm được nội dung, mục tiêu chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý.

Định mức tiết dạy trong 1 năm học đối với hiệu trưởng được xác định trong 1 năm học bằng 2 tiết/tuần nhân với số tuần dành cho việc giảng dạy.

Định mức tiết dạy trong 1 năm học đối với phó hiệu trưởng là định mức trong 1 năm học bằng 4 tiết/tuần nhân với số tuần dành cho việc giảng dạy

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm. Khi dạy đủ định mức tiết dạy được quy định trên thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được áp dụng quy định khi tính số giờ dạy thêm (nếu có).

Có thể bạn quan tâm

Không để thí sinh nào bỏ thi vì kinh tế khó khăn

Không để thí sinh nào bỏ thi vì kinh tế khó khăn

(GLO)- Chiều nay (26-6), hơn 15.000 thí sinh Gia Lai sẽ có mặt tại 41 điểm thi để làm thủ tục và nghe phổ biến quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Các ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ với quyết tâm không để thí sinh nào phải bỏ thi vì kinh tế khó khăn.
Có thể lấy bằng tiến sĩ trong 2 năm được không?

Có thể lấy bằng tiến sĩ trong 2 năm được không?

Liên quan đến việc ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) lấy bằng tiến sĩ của Trường ĐH Luật Hà Nội chỉ trong vòng 2 năm, dư luận quan tâm liệu một người có bằng cử nhân có thể học thẳng lên tiến sĩ mà không qua trình độ thạc sĩ, và thời gian học là bao lâu?