(GLO)- Những chàng trai, cô gái Bahnar, Jrai, Tày, Nùng, Hmông, Kinh…đã có phần trình diễn trang phục truyền thống ấn tượng tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, mang theo niềm tự hào của thế hệ kế thừa và tiếp nối tinh hoa văn hóa.
(GLO)- Ngay cả những người có thời gian nghiên cứu, gắn bó lâu dài với văn hóa Tây Nguyên cũng không dám chắc là mình đã am tường về lễ thức, phong tục hết sức đa dạng, đậm tính truyền thống và nhân văn của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây.
(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.
(GLO)- Từ các ngày 24 đến 26-3, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai hoạt động “Hỗ trợ kỹ thuật cho mô hình dệt thổ cẩm” tại làng Thơ Ga B, xã Chư Don.
Trong hành trình tham quan và trải nghiệm về du lịch Buôn Ma Thuột, du khách đều đến với buôn Akŏ Dhông để tìm hiểu văn hóa đặc sắc của dân tộc Êđê cùng vẻ đẹp bình yên của 'buôn trong lòng phố.'
(GLO)- Thành phố Pleiku hiện bảo tồn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Những giá trị văn hóa đó không chỉ góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc mà còn trở thành động lực thúc đẩy phát triển du lịch.
(GLO)- Ngày 18-10, tại huyện Mang Yang, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức “Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch”. Đây là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Họ mang khung dệt về với Mỹ Sơn. Giữa không gian u tịch của tháp cổ, những phụ nữ Chăm dệt lấy tinh hoa chất chứa như đang thủ thỉ cùng đất trời với âm vọng ngàn năm thổ cẩm.
(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
(GLO)- Nét đẹp văn hóa từ thổ cẩm truyền thống của dân tộc Jrai, Bahnar ở vùng đất Gia Lai đã có sức hút đặc biệt với du khách thập phương. Ngoài việc được ngắm nhìn nghệ nhân say sưa bên khung dệt, nhiều người còn cảm thấy thích thú khi được trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc này.
(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
(GLO)- Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP là một trong những vấn đề trọng tâm của ngành “công nghiệp không khói”.
(GLO)- Năm 2023, tổng lượt khách đến Gia Lai ước đạt 1.150.000 lượt, đạt 104,6% kế hoạch, tăng 19,8% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 9.000 lượt, khách nội địa ước đạt 1.141.000 lượt; tổng thu du lịch ước đạt 750 tỷ đồng, đạt 107,10% kế hoạch, tăng 20,9% so với cùng kỳ.
(GLO)- Sau cuộc thăng hoa của thổ cẩm tại chương trình “Gia Lai ơi”, một giá trị bản địa khác của Tây Nguyên là rượu cần sẽ tiếp tục được quảng bá rộng rãi thông qua phương thức tiếp cận rất gần gũi, nhất là với giới trẻ. Đó là “hóa thân” thành cocktail-loại thức uống mang đầy cảm hứng sáng tạo.
(GLO)- Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi” diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vào tối 28-10 đã để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng người dân và du khách. Chương trình do UBND tỉnh Gia Lai và Công ty TNHH Việt Mốt (Vietmode) phối hợp tổ chức nhằm chào mừng các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh; đồng thời quảng bá giá trị của thổ cẩm và di sản văn hóa Gia Lai.
(GLO)- Những năm gần đây, thổ cẩm Jrai ở Pleiku đã vượt ra khỏi không gian làng bởi sự xuất hiện của những câu lạc bộ, tổ hợp tác dệt thổ cẩm. Tiếng khung cửi ngày càng vang xa cùng những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo đã dần chinh phục được thị trườngtrong và ngoài tỉnh;góp phần duy trì và bảo tồn nghề truyền thống, tạo sinh kế bền vững cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số.
(GLO)- Từng sợi chỉ mong manh qua đôi tay khéo léo của chị em phụ nữ Bahnar, Jrai đã trở thành những tấm thổ cẩm với đường nét hoa văn tinh xảo, đẹp mắt. Không chỉ đơn giản là một sản phẩm may mặc thông thường, mỗi tấm thổ cẩm đều mang cho mình những câu chuyện đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống tộc người được truyền lưu ngàn đời.
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm. Sự kiện do UBND tỉnh và Công ty TNHH Việt Mốt (Vietmode) phối hợp tổ chức chào mừng các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh.
Nhà thiết kế Minh Hạnh tổ chức show thời trang thổ cẩm tại Gia Lai; Ngành Y tế Gia Lai áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tiếp công dân định kỳ tháng 10-2023; Gia Lai có 6 Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở giỏi được biểu dương toàn quốc; Ia Pa: Hoàn thành kích hoạt tài khoản định danh điện tử; Krông Pa tích cực tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Ba là những thông tin đáng chú ý hôm nay.
Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và các lễ hội truyền thống, đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bao đời nay gắn liền với sắc màu thổ cẩm.