(GLO)- Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi” diễn ra vào tối 28-10 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đã làm hài lòng giới mộ điệu thời trang cũng như hầu hết mọi người. Một lần nữa, thổ cẩm của cộng đồng bản địa Gia Lai tỏa sáng trên sân khấu thời trang, mang đến một ý niệm mới trong việc ứng dụng rộng rãi giá trị của các sản phẩm nghề truyền thống trong đời sống đương đại.
(GLO)- Tối 28-10, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, UBND tỉnh Gia Lai sẽ phối hợp với TNHH Việt Mốt (Vietmode) tổ chức chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm có chủ đề “Gia Lai ơi” với nhiều hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn.
Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và các lễ hội truyền thống, đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bao đời nay gắn liền với sắc màu thổ cẩm.
Thầy giáo Tưih ở huyện Đắk Đoa, Gia Lai đã kết hợp giữa vải thổ cẩm và các mẫu áo, váy hiện đại, cho ra những bộ đồ vừa mang chất liệu truyền thống vừa có kiểu dáng hiện đại.
Trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần II, nhà thiết kế Lý Quí Khánh, Valentine Vân Nguyễn và Diego Chula giới thiệu show thời trang thổ cẩm với các sản phẩm dệt bằng tay của các nghệ nhân.
(GLO)- Màu sắc là một phần của văn hóa tộc người. Từ thời xa xưa, các dân tộc sinh sống ở cao nguyên, miền núi nước ta đã biết khai thác những vật liệu có sẵn trong tự nhiên để tạo ra các loại sắc màu sơn quét, trang trí trên các vật dụng, công trình kiến trúc, nhất là nhuộm vải làm màu nền và dệt hoa văn, điểm tô nét đẹp cho bộ trang phục truyền thống. Trong muôn sắc màu, màu chàm là gam màu trầm lắng, làm nên hồn cốt của tộc người.