Đặc sắc Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam – Đắk Lắk 2025: “Sắc vóc non cao”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tối 17/5, tại Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp Công ty TNHH Một thành viên Nghệ thuật Hoa Ánh Dương đã tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”.

Tham dự chương trình có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Huỳnh Thị Chiến Hòa; đại diện lãnh đạo các đơn vị hữu quan và Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024 Đinh Thị Hoa - Đại sứ chương trình.

daklakdd.jpg
Đại biểu và đông đảo du khách, nhân dân tham dự chương trình.

Chương trình đã quy tụ các nhà thiết kế nổi tiếng như: Việt Hùng, Thạch Linh, Ngọc Bích với thương hiệu thời trang thổ cẩm Bigally; Vương Thị Hương và thương hiệu Hachisa Diamond... Đồng hành và trình diễn thời trang tại chương trình gồm có các hoa hậu, á hậu, người mẫu danh tiếng như: Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy, Rashmita Rasindran (Miss Charm 2024), Nguyễn Đình Như Vân (Miss Global 2025), Bùi Xuân Hạnh (Miss Cosmo Vietnam 2023), Đinh Thị Hoa (Hoa hậu Đại sứ Du Lịch Việt Nam 2024), Nguyễn Ngọc Kiều Duy (Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024), Nguyễn Thanh Hà (Miss Eco International 2023), Lê Hồng Hạnh (Á hậu Miss Grand Viet Nam), Nam Anh (quán quân người mẫu thời trang Việt Nam), Ngọc Trang (Á hoàng trang sức Việt Nam), Nam vương Trung Nguyên... cùng nhiều gương mặt người mẫu nổi tiếng khác.

2daklak.jpg
Bộ sưu tập thời trang thổ cẩm " Sắc vóc non cao”.

Chương trình Thời Trang Thổ Cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề "Sắc Vóc Non Cao" kết hợp giữa thời trang thổ cẩm và âm nhạc được tổ chức, với sự tham gia của các nhà thiết kế thời trang thổ cẩm trải dài trên cả 3 miền của Tổ quốc; một chương trình thời trang thổ cẩm đa sắc màu, đa vùng miền, mang giá trị gắn kết cộng đồng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân địa phương và du khách, góp phần quảng bá mạnh mẽ bản sắc văn hoá Tây Nguyên nói riêng và công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc của dân tộc nói chung.

3daklak.jpg
Thiết kế trong Bộ sưu tập "Xúng sính rẻo cao".

Tại chương trình, Thương hiệu thời trang thổ cẩm Bigally đã mang đến tiết mục Trình diễn Bộ sưu tập (BST) thời trang thổ cẩm " Sắc vóc non cao” - khúc trường ca của đại ngàn xanh bao la, với những thanh sắc rực rỡ, kiêu hùng của 54 anh em dân tộc qua từng thiết kế.

Nhà thiết kế Việt Hùng với BST "Sắc Màu Tây Nguyên" vẽ nên không chỉ là thổ cẩm đơn thuần mà còn là sự chắt chiu sắc và hồn kết hợp với nghệ thuật móc len thủ công tạo nên những bộ trang phục mới trên nền cái cũ.

4daklak.jpg
Bộ sưu tập "Xúng Xính Rẻo Cao" đến từ nhà thiết kế Thạch Linh.

Thương hiệu thời trang Hachisa Diamond, Nhà thiết kế Vương Thị Hương với BST "Âm vang đại ngàn” kể câu chuyện về hành trình sắc văn hoá, vóc dân tộc, mỗi thiết kế là một giá trị tôn vinh Đất và Người Việt Nam đầy tự hào.

5daklak.jpg
Một thiết kế trong bộ sưu tập "Âm vang đại ngàn”

BST "Xúng Xính Rẻo Cao" đến từ nhà thiết kế Thạch Linh kể câu chuyện của một vùng đất non cao, với lời tri ân những giá trị truyền thống và nâng tầm nhịp thở thời đại dành cho những giá trị văn hóa không bao giờ cũ.

55daklak.jpg
Nhà thiết kế Việt Hùng với Bộ sưu tập "Sắc Màu Tây Nguyên"

Chương trình là hoạt động chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) nhằm tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của nghề dệt thổ cẩm - một di sản đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng; góp phần quảng bá hình ảnh Đắk Lắk đến với bạn bè trong và ngoài nước, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc gìn giữ di sản văn hóa; gắn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa với phát triển du lịch.

Theo Thúy Hồng (baodaklak.vn)

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Mùa hạ bình yên

Mùa hạ bình yên

(GLO)- Tôi thường kết thúc một buổi tối bằng vài phút ngồi yên trước khi đặt mình vào giấc ngủ. Ánh sáng của bóng đèn đêm phả dịu xuống là một bối cảnh nhẹ nhõm cho những nghĩ ngợi còn đọng lại sau cùng khi ngày vừa trôi.

Làm báo vùng khó

Làm báo vùng khó

(GLO)- Đã dấn thân vào nghề báo, ai cũng hiểu rõ những thử thách phải vượt qua, nhất là khi tác nghiệp ở vùng khó. Song chính khi đó, chúng tôi càng hiểu rõ hơn tình cảm mà người dân dành cho người cầm bút.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Chạm vào sách

Chạm vào sách

(GLO)- Tôi có thói quen đọc sách từ hồi còn nhỏ. Cứ đi đâu, làm gì thấy thuận tiện là tôi mang sách theo cùng. Trên chuyến tàu Bắc-Nam hay trên chuyến xe đường dài, trong ba lô của tôi luôn có một vài cuốn sách mới mua hay đọc nửa chừng.