Thầy giáo trẻ với ý tưởng phát triển thời trang thổ cẩm dân tộc Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thầy giáo Tưih ở huyện Đắk Đoa, Gia Lai đã kết hợp giữa vải thổ cẩm và các mẫu áo, váy hiện đại, cho ra những bộ đồ vừa mang chất liệu truyền thống vừa có kiểu dáng hiện đại.

Thầy giáo Tưih rèn chữ cho học sinh tiểu học. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Thầy giáo Tưih rèn chữ cho học sinh tiểu học. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)


Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, thầy giáo Tưih (sinh năm 1988, người Bahnar, ở làng Dur, xã Glar, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) còn rất tâm huyết với việc phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc.

Những năm trở lại đây, anh Tưih đã lên ý tưởng thiết kế các mẫu váy cưới, váy dạ hội bằng thổ cẩm rất bắt mắt, được đông đảo giới trẻ Bahnar lựa chọn.

Tốt nghiệp đại học, anh Tưih nhận công tác tại Trường Tiểu học Ia Băng, huyện Đắk Đoa. Trong quá trình công tác tại đây, thầy giáo Tưih luôn tận tâm với nghề, yêu thương học sinh.

Thầy Tưih chia sẻ công tác vận động học sinh ra lớp vào mỗi mùa khai trường vất vả nhưng rất hạnh phúc vì học sinh đến lớp, nhà trường duy trì được sỹ số hàng năm.

Theo thầy Tưih, mùa khai trường ở Tây Nguyên là mùa mưa. Do đó, để học duy trì sỹ số lớp học, giáo viên phải vào tận làng vận động cha mẹ không đưa con lên rẫy để các em ở nhà đi học. Nhiều học sinh không có phụ huynh đưa đón, thầy Tưih và giáo viên trong trường vào tận nhà cõng các em đến lớp vì trời mưa, xe máy không đi được.

Điển hình, năm học 2020-2021, thầy Tưih chủ nhiệm lớp 2. Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học cho thấy, lớp anh chủ nhiệm có nhiều em chưa thuộc bảng chữ cái.

Cũng như những năm trước, thầy giáo Tưih lên phương án dạy phụ đạo cả tuần cho học sinh vào mỗi buổi chiều. Buổi tối, tranh thủ thời gian, thầy Tưih lặn lội hàng chục km từ nhà mình đến nhà học sinh để kèm thêm.

Kết quả kiểm tra chất lượng cuối học kỳ 1, lớp thầy Tưih không còn học sinh yếu kém. Tất cả học sinh trong lớp đều đã nhận biết, đọc thuộc lòng bảng chữ cái.

Anh Ayăm, phụ huynh học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Ia Băng cho biết gia đình anh ít có thời gian quan tâm đến con. Cháu ở nhà với bà nội, không ai kèm học nên lên lớp 2, cháu vẫn chưa đọc được bảng chữ cái. Thời gian gần đây, buổi tối, thầy Tưih thường đến nhà dạy thêm cho cháu. Cuối học kỳ 1, cháu đã đọc được bảng chữ cái, đạt học sinh khá.

Ngoài thời gian dạy học, những ngày nghỉ hoặc kỳ nghỉ Hè, anh Tưih đều dành hết cho đam mê nhiếp ảnh của mình. Anh Tưih làm mẫu ảnh, thợ chụp ảnh và đặc biệt còn lên ý tưởng nhờ người thiết kế các mẫu váy cưới, váy dạ hội bằng chất liệu vải thổ cẩm mà mẹ, chị anh tự tay dệt.

Anh Tưih cho hay mỗi dân tộc có một trang phục đặc trưng. Để phù hợp với thị hiếu người dân, anh đã kết hợp giữa vải thổ cẩm và các mẫu áo, váy hiện đại, cho ra những bộ đồ vừa mang chất liệu truyền thống vừa có kiểu dáng hiện đại. Đây cũng là một cách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Bahnar qua quảng bá hình ảnh, họa tiết vải thổ cẩm của dân tộc.

Anh Tưih nhờ mẹ và chị dệt thủ công từng tấm vải rồi thiết kế, nhờ thợ may tạo nên những bộ đồ bắt mắt.

 

Những bộ đồ thổ cẩm cách tân do anh Tưih lên ý tưởng thiết kế thu hút đông đảo giới trẻ Bahnar thuê mặc chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Những bộ đồ thổ cẩm cách tân do anh Tưih lên ý tưởng thiết kế thu hút đông đảo giới trẻ Bahnar thuê mặc chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)


Từ năm 2020 đến nay, anh Tưih chụp hàng trăm bộ ảnh cưới, ảnh lưu niệm từ những mẫu đồ thiết kế của mình và được cộng đồng người Bahnar tại Tây Nguyên biết đến. Nhiều cơ sở đặt mua nhưng do chưa có kinh phí nên thời điểm này anh chưa mở rộng kinh doanh.

Em Đinh Thị My Giang ở huyện Kbang cho biết em và các bạn rất thích mẫu áo do anh Tưih thiết kế. Bởi lẽ,  những mẫu thiết kế này sẽ giữ được bản sắc văn hóa dân tộc lại rất hợp thời trang. Nhiều bạn đã tới thuê những trang phục này để chụp ảnh cưới, ảnh lưu niệm.

Ý tưởng sáng tạo độc đáo từ trang phục dân tộc Bahnar của anh Tưih được xem là một trong những phương pháp bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng riêng biệt của mỗi dân tộc.

Ngoài thiết kế trang phục thời trang bằng chất liệu thổ cẩm, anh còn biết dệt vải, đánh cồng chiêng, tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa phương.

Theo Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.