Tiến sĩ Việt là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

TS. Hoàng Anh Đức - nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam vừa trở thành người Việt thứ năm được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu (GYA) được thành lập để thúc đẩy các hoạt động kết nối các nhà khoa học trẻ nhằm nâng cao tác động của khoa học tới các khía cạnh đời sống, phổ cập giáo dục, đào tạo khoa học, và thúc đẩy phát triển bền vững.

Ngay từ khi thành lập, GYA đã định hình nhiệm kỳ của một thành viên chỉ kéo dài tối đa 5 năm. Một khoảng thời gian đủ dài để các nhà khoa học trẻ vừa rèn luyện, vừa cống hiến với một vài mục tiêu cam kết.

"Tôi thấy khoảng thời gian này giống như kéo dài thêm 5 năm nghiên cứu sinh, có thêm cơ hội để kéo việc nghiên cứu và tác động xã hội lại gần nhau hơn", TS. Đức nói.

Trước đó, các nhà khoa học của Việt Nam được trở thành thành viên của Viện đều là các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, như PGS. TS Ngô Văn Thanh; PGS.TS Trần Quang Huy; GS. TS Trần Xuân Bách... Năm nay, TS. Hoàng Anh Đức được lựa chọn với những công bố khoa học về phát triển giáo dục.

"Trong bối cảnh thế giới biến động không ngừng, không thể có một ngành khoa học nào đứng lẻ loi một mình. Ngày một rõ ràng, chúng ta càng thấy tầm quan trọng của các nghiên cứu liên ngành và sự công nhận đối với khoa học xã hội trong giải quyết các thách thức toàn cầu", TS. Đức nói.

Với nhiệm kỳ 5 năm tại Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, TS. Đức sẽ tập trung vào sáng kiến chương trình cố vấn đa tầng có lợi cho nhiều đối tượng học viên trẻ (từ học sinh trung học, sinh viên đại học, sinh viên sau đại học và các nghiên cứu viên trẻ) và nhóm làm việc khoa học mở nhằm thúc đẩy các chính sách và thực hành về khoa học mở.

Anh cũng sẽ thúc đẩy các nghiên cứu đối sánh về chính sách và thực hành giáo dục giữa các quốc gia, đặc biệt là việc phát triển đội ngũ giáo viên và thiết kế chương trình giảng dạy.

Đặc biệt, tiến sĩ trẻ cũng sẽ tham gia thúc đẩy hoạt động nghiên cứu liên ngành cho thế hệ sinh viên, nghiên cứu trẻ. Điều đó cần được bắt đầu với phương pháp học tập dựa trên dự án, thúc đẩy sinh viên viên vượt ra khỏi ranh giới ngành học để tìm giải pháp toàn diện.

"Để có các dự án học tập hiệu quả, các trường đại học cần tạo không gian vật lý, không gian ảo, và không gian chính sách cho sự giao thoa giữa các ngành. Các không gian làm việc chung, phòng thí nghiệm mở, các sự kiện hackathon liên ngành sẽ tạo môi trường cho sinh viên từ nhiều chuyên ngành gặp gỡ, trao đổi và hợp tác", TS. Đức nói.

Theo TS. Đức, với tinh thần của Nghị quyết 57, việc thúc đẩy nghiên cứu liên ngành không chỉ là nhu cầu học thuật mà còn là yêu cầu thiết yếu để giải quyết các vấn đề phức tạp của xã hội hiện đại.

"Tôi tin rằng, thông qua những cách tiếp cận này, chúng ta có thể nuôi dưỡng thế hệ nhà khoa học Việt Nam có khả năng hợp tác, sáng tạo và giải quyết vấn đề đa chiều, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước và nhân loại", TS. Đức chia sẻ.

TS. Hoàng Anh Đức tham gia hội đồng giám khảo Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế Regeneron ISEF 2024 (Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Hành vi).
TS. Hoàng Anh Đức tham gia hội đồng giám khảo Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế Regeneron ISEF 2024 (Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Hành vi).

Thông tin về TS. Hoàng Anh Đức:

- Thành viên Ban điều hành Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu;

- Thành viên Ban biên tập các tạp chí khoa học: On the Horizon: The International Journal of Learning Futures, PLOS One, The Learning Organization, Journal of Comparative and International Higher Education;

- Thành viên nhóm nghiên cứu của UNESCO về Giáo dục Công nghệ và Kỹ thuật cho trẻ em và thanh thiếu niên;

- Tác giả, đồng tác giả của 25 ấn phẩm khoa học về lãnh đạo giáo dục, phát triển chương trình giảng dạy và phát triển chuyên môn giáo viên;

- Huy hiệu Tuổi trẻ Sáng tạo năm 2022.

Theo Châu Linh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.