Đằng sau câu chuyện cô gái du học ở Úc về Việt Nam bán bánh mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguyễn Hải Ly (30 tuổi), từng tốt nghiệp cao đẳng ngành kinh doanh tổng hợp tại Swinburne University of Technology (Úc) và có nhiều năm làm việc tại Úc. Thế nhưng, Ly lại chọn con đường đầy bất ngờ khi trở về Việt Nam, mở xe bánh mì trước nhà tại TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Sáng tạo để chinh phục thực khách

Năm 2021, Ly quyết định trở về Việt Nam bắt đầu một cuộc sống mới. Với vốn kiến thức kinh doanh được trang bị từ Úc, Ly mở một cửa hàng tạp hóa tại TP.Thủ Đức, trước khi bán bánh mì. Tuy nhiên, việc kinh doanh không như mong đợi. Cửa hàng ít khách, hàng tồn kho nhiều buộc Ly phải đóng cửa.

"Lúc đó, mình nhận ra kiến thức từ trường lớp là một chuyện, nhưng kinh nghiệm thực tế tại thị trường Việt Nam lại là một bài học hoàn toàn khác", Ly chia sẻ.

Ly cho biết rất vui khi có nhiều khách hàng mua bánh mì. ẢNH: NVCC
Ly cho biết rất vui khi có nhiều khách hàng mua bánh mì. ẢNH: NVCC

Không nản lòng, hai tháng trước, Ly quyết định mở xe bánh mì ngay trước nhà. "Mình thích nấu ăn và cũng đam mê kinh doanh. Bán bánh mì vừa phù hợp với sở thích. Quyết định này không chỉ xuất phát từ hoàn cảnh, mà còn từ mong muốn tìm một công việc ý nghĩa, giúp mình cân bằng giữa gia đình và đam mê", Ly tâm sự.

Xe bánh mì của Ly nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ sự sáng tạo và tâm huyết. Ngoài loại sốt bơ trứng truyền thống, Ly còn tự tay nghiên cứu và phát triển hai loại sốt độc đáo: sốt bơ cốm màu xanh và sốt bơ khoai môn màu tím.

"Hai loại sốt này không chỉ bắt mắt mà còn có vị mặn ngọt hài hòa, rất hợp khi ăn cùng các loại chả. Khách hàng thích thú vì sự mới lạ", Ly hào hứng kể.

Ly cho biết muốn thử sức với những mô hình kinh doanh nhỏ để hiểu về thị trường ở Việt Nam. ẢNH: NVCC
Ly cho biết muốn thử sức với những mô hình kinh doanh nhỏ để hiểu về thị trường ở Việt Nam. ẢNH: NVCC

Không dừng lại ở việc cải tiến món ăn, Ly còn tận dụng mạng xã hội để quảng bá. Những bài đăng về xe bánh mì, và câu chuyện của cô gái du học Úc chọn bán bánh mì đã thu hút đông đảo khách hàng. Thậm chí, khi có đơn đặt hàng, Ly sẵn sàng lái ô tô đi giao, mang đến trải nghiệm độc đáo cho khách.

Sau 2 tháng, xe bánh mì của Ly đã có lượng khách ổn định. "Mình không đặt mục tiêu kiếm thật nhiều tiền, nhưng niềm vui lớn nhất là được làm công việc yêu thích và thấy khách hàng hài lòng", Ly nói.

Từ xe bánh mì nhỏ đến giấc mơ lớn hơn

Dù sở hữu bằng cấp quốc tế và từng làm việc tại Úc, Ly cho biết không ngại đối mặt với những câu hỏi từ người xung quanh: "Sao không làm văn phòng để đỡ cực?". Với Ly, câu trả lời chỉ đơn giản là một nụ cười. "Mỗi người có một lựa chọn riêng. Mình thấy bán bánh mì không chỉ là công việc, mà còn là cách để sống đúng với bản thân. Dù vất vả, nhưng mình hạnh phúc", Ly chia sẻ.

Xe bánh mì của Ly. ẢNH: NVCC
Xe bánh mì của Ly. ẢNH: NVCC

Kinh nghiệm từ thất bại của tiệm tạp hóa giúp Ly cẩn trọng hơn trong lần khởi nghiệp này. "Mình muốn bắt đầu từ quy mô nhỏ, lắng nghe ý kiến khách hàng, tích lũy kinh nghiệm trước khi mở rộng", Ly nói. Hiện tại, Ly đang tìm kiếm mặt bằng tại Q.1, TP.HCM để mở một tiệm bánh mì lớn hơn, với mong muốn mang đến không gian thoải mái và trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho thực khách.

Ly (bên phải, đeo túi màu hồng) chụp thời gian du học tại Úc. ẢNH: NVCC
Ly (bên phải, đeo túi màu hồng) chụp thời gian du học tại Úc. ẢNH: NVCC

Ly gửi gắm thông điệp đến người trẻ: "Đừng ngại theo đuổi đam mê, dù con đường bạn chọn có khác biệt hay khó khăn. Hãy tin vào bản thân, học hỏi từ thất bại và kiên trì với mục tiêu. Hạnh phúc không nằm ở việc làm công việc danh giá, mà ở chỗ bạn tìm thấy ý nghĩa trong những gì mình làm".

Theo Kim Ngọc Nghiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.