“Gia Lai ơi” tôn vinh di sản văn hóa qua thời trang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 28-10, chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm mang chủ đề “Gia Lai ơi” diễn ra trong không gian huyền ảo trước trụ đá Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku)-biểu tượng của tinh thần đoàn kết 54 dân tộc anh em.

“Gia Lai ơi” do UBND tỉnh Gia Lai và Công ty TNHH Việt Mốt (Vietmode) phối hợp tổ chức là sự kiện chào mừng chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2023 của tỉnh Gia Lai, đồng thời tôn vinh giá trị của thổ cẩm và sự sáng tạo của các nghệ nhân.

Không gian huyền ảo của chương trình "Gia Lai ơi" . Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian huyền ảo của chương trình "Gia Lai ơi" . Ảnh: Hoàng Ngọc

Tham dự chương trình có đồng chí Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, cùng đông đảo người dân Phố núi Pleiku.

Các nghệ nhân tái hiện khung cảnh dệt vải. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nghệ nhân tái hiện khung cảnh dệt vải. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết: “Gia Lai ơi” không chỉ là một chương trình thời trang, mà hơn thế là không gian mang đậm bản sắc văn hóa. Chương trình là sự tôn vinh các nghệ nhân-những chủ nhân của di sản văn hóa. Họ là những người bền bỉ gìn giữ, trao truyền và không ngừng sáng tạo nghề truyền thống. “Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn tiếp tục quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu thổ cẩm Gia Lai trở thành hàng hóa có giá trị cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Sắc màu thổ cẩm thăng hoa trên sân khấu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sắc màu thổ cẩm thăng hoa trên sân khấu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình lần lượt giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập áo dài và sưu tập thời trang 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông lấy cảm hứng từ thổ cẩm Tây Nguyên của NTK Minh Hạnh. Ngoài dàn người mẫu, nhóm múa, ca sĩ chuyên nghiệp, chương trình còn có sự tham gia diễn xuất của gần 200 nghệ nhân, học sinh người dân tộc thiểu số, nhóm nghệ sĩ trình diễn nhạc cụ dân tộc người Jrai.

Người mẫu trình diễn trên nền âm nhạc dân gian Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người mẫu trình diễn trên nền âm nhạc dân gian Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người mẫu trình diễn các bộ sưu tập trên nền những bản hòa tấu nhạc cụ tre nứa “Buôn làng ấm no”, đồng dao “Rước nước về làng”, độc tấu sáo “Đêm trăng tròn”; hay trên nhạc các ca khúc nổi tiếng như: Tiếng trống cao nguyên, Sơn nữ ca, Thị trấn mù sương, Xin cứ lấy đi, Đôi mắt Pleiku, Còn chút gì để nhớ qua các giọng ca Y Nhíp, Brice Liêm, Khang Ngọc, Phương Kat, thầy giáo 9X Thái Dương… Cùng với đó là phần diễn xuất của các học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh và nghệ nhân tái hiện khung cảnh dệt vải, đan lát, đẽo tượng nhà mồ…

Tái hiện đời sống văn hóa qua thời trang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tái hiện đời sống văn hóa qua thời trang. Ảnh: Hoàng Ngọc

“Gia Lai ơi” là chương trình nghệ thuật kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật dân gian Tây Nguyên. Đặc biệt, chương trình còn dành không gian để tôn vinh cống hiến của các nữ nghệ nhân-những người kế thừa và thực hành xuất sắc nghề truyền thống để dệt nên trường ca thổ cẩm. Chương trình được tổ chức quy mô, mang tính nghệ thuật cao, không chỉ mãn nhãn người xem ở phần hình ảnh mà ở phần âm nhạc với sự tham gia của những dàn nhạc cụ cồng chiêng, tre nứa đồ sộ, kỳ vĩ.

Sản phẩm thời trang như túi xách, ví, móc khóa... bằng thổ cẩm được rất nhiều người yêu thích. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sản phẩm thời trang như túi xách, ví, móc khóa... bằng thổ cẩm được rất nhiều người yêu thích. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngoài đêm trình diễn nghệ thuật thời trang, “Gia Lai ơi” còn có các hoạt động như không gian trải nghiệm cà phê Gia Lai và không gian thổ cẩm. Đây là nơi mọi người có thể đến xem các nghệ nhân đan lát, dệt vải, mua các sản phẩm thời trang bằng chất liệu thổ cẩm, trò chuyện, tìm hiểu về nghề truyền thống...

Các em học sinh thích thú khi thấy tác phẩm tranh vẽ bằng Al (trí tuệ nhân tạo) của mình được trưng bày trong khuôn khổ chương trình "Gia Lai ơi". Ảnh: Hoàng Ngọc

Các em học sinh thích thú khi thấy tác phẩm tranh vẽ bằng Al (trí tuệ nhân tạo) của mình được trưng bày trong khuôn khổ chương trình "Gia Lai ơi". Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình còn có triển lãm các bức tranh đặc sắc do các em học sinh dân tộc thiểu số vẽ bằng Al (trí tuệ nhân tạo).

Xem thêm một số hình ảnh trong đêm nghệ thuật thời trang thổ cẩm:

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long tặng hoa cảm ơn NTK Minh Hạnh và đội ngũ thực hiện chương trình
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long tặng hoa cảm ơn NTK Minh Hạnh và đội ngũ thực hiện chương trình

Có thể bạn quan tâm

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Trong 15 đề cử do ban tổ chức công bố, chương trình "Anh trai say hi", "Anh trai vượt ngàn chông gai" và nhiều chương trình nghệ thuật được nêu trong sự kiện về công nghiệp văn hóa đột phá.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.