Emagazine

E-magazine Độc đáo cocktail rượu cần Tây Nguyên


Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023 diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết từ ngày 11-11 sẽ có sự xuất hiện của một gian hàng hoàn toàn mới so với các sự kiện trước đây của tỉnh, đó là gian hàng của Siixsen Cocktail & Clubbing (số 14 Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku). Và người đứng sau quầy pha chế không ai khác chính là Vũ Hoàng Gia Bảo-bartender trưởng, người lọt vào top 8 thí sinh xuất sắc nhất tại cuộc thi World Class Vietnam 2023, được tổ chức vào tháng 5-2023 nhằm vinh danh những người pha chế đẳng cấp thế giới. Gia Bảo sẽ mang đến cho du khách một cảm nhận hoàn toàn mới về rượu cần thông qua sự am hiểu giá trị bản địa cùng tài pha chế cocktail điêu luyện.



Cocktail là loại thức uống có sự kết hợp của rượu mạnh với các thành phần khác như nước ép trái cây, syrup (siro) có hương vị. Một bartender giỏi phải hiểu biết sâu sắc về các loại nguyên liệu, thành phần để pha chế thành một loại thức uống mang tính sáng tạo, xoa dịu cảm xúc. Đây không phải là lần đầu tiên Gia Bảo chọn cách “định vị” bằng những bản sắc đặc trưng của vùng đất cao nguyên. Trước đó, anh từng rất thành công với cocktail lấy cảm hứng từ hạt và hoa cà phê, muối kiến vàng… Thậm chí, không ít người phải bất ngờ thán phục khi được thưởng thức ly cocktail “phở hai tô”, mới nghe tưởng không ngon nhưng lại… ngon không tưởng nhờ sự hàm chứa đến tài tình những tinh hoa ẩm thực.



Tiếp tục phá cách, bartender này chọn rượu cần làm nguyên liệu chính để biến tấu thành ly cocktail hấp dẫn nhằm chinh phục du khách gần xa tại sự kiện Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023. Gia Bảo cho hay, anh phải mất một khoảng thời gian khá dài tìm kiếm loại rượu cần phù hợp trên thị trường, sau đó mày mò sáng tạo thành phần pha chế từ các loại nước ép trái cây và syrup để cho ra công thức ưng ý nhất. Đó là sự phối trộn của rượu cần, nước táo ép, syrup nếp cốm Hà Nội và một chút bột chanh. Nói về lý do chọn syrup nếp cốm Hà Nội.



Quả thật, được là một trong những người đầu tiên thưởng thức cocktail rượu cần, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi tận hưởng những ý vị đến từ sự kinh ngạc vị giác và bung biêng cảm xúc.


Với mong muốn lan tỏa giá trị của rượu cần thông qua thức uống này, Gia Bảo khẳng định anh sẵn sàng chia sẻ công thức cho các bartender khác. Để du khách có thể dễ dàng mua về làm quà như một sản phẩm du lịch, loại rượu anh chọn là sản phẩm do quán Nhà Tôi (439 Ngô Quyền, TP. Pleiku) sản xuất, dung tích 1 lít nhỏ gọn. Tất nhiên không thể thiếu một chai nước pha sẵn gồm táo ép, syrup nếp cốm, bột chanh để chêm vào uống kèm thay cho nước lọc như thông thường. Loại thức uống mới lạ này càng chiều chuộng vị giác khi được bảo quản lạnh, uống lạnh.

Anh Phạm Hữu Hải Dương-Chủ quán Nhà Tôi-cho hay, nguyên liệu chính của rượu cần do quán sản xuất là nếp được nấu chín, ủ với trấu và men theo một phương pháp riêng, quan trọng là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm đã được nhập vào Siêu thị Co.op Mart Pleiku khoảng 5-6 năm nay. Mỗi tháng, cơ sở bán ra vài trăm ghè kể cả nguồn từ siêu thị và tự phân phối.

Anh Nguyễn Võ Tùng Lâm-chủ quán Siixsen Cocktail &Clubbing là người luôn hết lòng ủng hộ và đồng hành cùng bartender trưởng Gia Bảo với những sáng tạo không giới hạn.



Trò chuyện với P.V, Gia Bảo bày tỏ ý định sẽ quảng bá rộng rãi hơn nữa về cocktail rượu cần thông qua những chuyến làm khách mời pha chế tại các quầy bar ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Cũng từ gian hàng tại Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, anh sẽ ghi nhận góp ý của du khách, từ đó hoàn chỉnh hơn nữa công thức để tới đây tham gia cuộc thi sử dụng rượu Việt trong pha chế cocktail do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) tổ chức.


Có thể bạn quan tâm

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

(GLO)- Với việc quản lý, tái tạo theo vòng khép kín nhằm tái sử dụng chất thải trong sản xuất, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tuần hoàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

(GLO)- Chuyển đổi xanh là việc chuyển từ các hoạt động sử dụng nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm sang các giải pháp thay thế bền vững và thân thiện với môi trường. Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.

Thấp thỏm mùa sầu riêng

E-magazineThấp thỏm mùa sầu riêng

(GLO)- Sau những đợt nắng nóng kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đã có “mưa vàng” giải khát cho cây trồng. Song, riêng với cây sầu riêng, tình trạng thời tiết thất thường khiến cây bị sốc nhiệt dẫn đến rụng hoa, rụng quả. Chính vì vậy, người trồng sầu riêng đang thấp thỏm nỗi lo mất mùa.

Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.

Bên dòng Krông Năng

E-magazineBên dòng Krông Năng

(GLO)- Dòng Krông Năng với màu nước xanh như ngọc làm dịu hẳn cái nắng nóng của những ngày tháng tư ở vùng “chảo lửa” Krông Pa. Từng đàn bò thong dong qua cây cầu nối đôi bờ sông xanh như chỉ dấu bắt đầu một ngày mới.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên.