Thị trường dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Cụ thể, theo Bộ Tài chính, từ ngày 24.1 (mùng 3 Tết) như mọi năm thị trường sẽ dần sôi động hơn do người dân bắt đầu các hoạt động đi chơi ngày Tết, nhu cầu đi lại tăng lên và các trung tâm, địa điểm vui chơi sẽ bắt đầu mở cửa trở lại.

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến.

Trước đó, theo ghi nhận của Bộ Tài chính, do nguồn cung vẫn được đảm bảo, dồi dào nhưng sức mua trong dân cho Tết giảm hơn so với những năm trước, người dân đang dần chuyển sang thói quen mua sắm chi tiêu hợp lý trong dịp Tết, không còn tâm lý cả năm có một dịp Tết mua sắm cho thoải mái.

Thị trường sẽ dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết. Ảnh: Huyên Nguyễn

Thị trường sẽ dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết. Ảnh: Huyên Nguyễn

Vì vậy, nhìn chung giá cả thị trường Tết tại các địa phương có tăng giảm đan xen, nhưng không có đột biến, sốt giá và vẫn theo quy luật. Vào các ngày mùng 1, mùng 2 Tết, thị trường vẫn chưa sôi động, giá cả cơ bản ổn định so với trước Tết, đồng thời chỉ có một số trung tâm thương mại lớn tại các địa phương (chủ yếu ở các thành phố lớn) mở cửa phục vụ người dân xuyên Tết như mọi năm, còn các chợ tiểu thương hầu hết chưa mở cửa hoặc lẻ tẻ mở cửa lấy ngày khai trương.

Cụ thể, trong ngày mùng 2 Tết, tại TP Hồ Chí Minh, ở các chợ đầu mối, lượng hàng nhập chợ ít, chủ yếu là các mặt hàng rau, củ và trái cây, sức tiêu thụ khá chậm so với cùng kỳ năm ngoái, có nhiều mặt hàng chưa nhập do hàng tồn đọng còn, chủ yếu thương nhân ra bán lấy ngày khai trương và giao mối cho các nhà hàng - quán ăn hoạt động trong mùa Tết Nguyên đán rồi về sớm.

Tại Cần Thơ, nhìn chung, giá cả hàng hóa trên địa bàn thành phố ở thời điểm hiện tại tương đối ổn định, không có trường hợp tăng giá bất thường do găm hàng, thiếu nguồn cung.

Còn tại Đà Nẵng, tình hình thị trường ngày mùng 2 Tết các chợ còn đóng cửa, chỉ có một số người bán hàng lẻ tẻ ở phía ngoài chợ, tập trung chủ yếu một số mặt hàng thịt heo và các loại rau xanh, củ quả.

Bộ Tài chính nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão 2023 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Theo ĐÌNH TRƯỜNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giải mã cơn sốt của vàng nhẫn

Giải mã cơn sốt của vàng nhẫn

(GLO)- Những ngày gần đây, thị trường ghi nhận giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, một số địa phương diễn ra tình trạng khan vàng nhẫn cục bộ. Tại Gia Lai, thị trường vàng nhẫn cũng trong xu thế tăng thanh khoản trở lại trước lực mua SJC yếu.

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại

(GLO)- Dịch vụ logistics là hoạt động gắn liền với quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Việc thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng thương mại, góp phần tăng cường liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Trong khó ló khôn

Trong khó ló khôn

Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, một trong những dấu hiệu rõ nét cho thấy nền kinh tế đang còn rất khó khăn là sức mua của thị trường, cả trong nước và nước ngoài vẫn còn yếu, ngay cả trong tháng giáp Tết Nguyên đán 2024