Thí sinh 'tố' bị mất oan 30 phút làm bài tại kỳ thi riêng lớn nhất cả nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một thí sinh tham dự đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM vừa lên tiếng phản ánh về việc giám thị coi thi tại phòng thi P.042 18.14 điểm thi Trường Đại học Công nghệ TPHCM làm mất của các thí sinh khoảng 30 phút làm bài gây thiệt thòi so với thí sinh các phòng thi điểm thi khác.

Theo phản ánh của thí sinh này, sau khi chuông reo ở thời điểm 8h30 ngày 1/6, giám thị coi thi có thông báo đây là thời gian để đọc đề và không được cầm bút. Thí sinh này đã cảm thấy bất thường vì em từng tham gia đợt 1 của kỳ thi và hiểu rõ đây là thời gian bắt đầu làm bài.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 vào ngày 1/6 (ảnh: ĐHQG TPHCM)
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 vào ngày 1/6 (ảnh: ĐHQG TPHCM)

Khoảng hơn 10 phút sau, có một thí sinh trong phòng cầm bút lên liền bị giám thị nhắc nhở. Khi có thí sinh trong phòng hỏi về thời gian làm bài, giám thị khẳng định đây là thời gian đọc đề.

Sau đó, có thí sinh trong phòng tiếp tục nói về việc ở đợt 1 làm bài từ 8h30, không có thời gian xem đề riêng nhưng giám thị vẫn nhắc lại “chờ chuông mới được làm bài”.

Đến 9h, tức là đã trễ 30 phút, khi có thêm lời nhắc nhở cuối cùng từ thí sinh, cán bộ coi thi mới hỏi và biết thời gian làm bài thực tế là từ 8h30.

Bức xúc vì bị mất nửa tiếng làm bài, ảnh hưởng đến tinh thần và kết quả bài thi, thí sinh này cho rằng khó chấp nhận việc giám thị làm công tác coi thi tại một kỳ thi lớn lại không nắm rõ về thời gian, quy chế thi.

Sáng 2/6, trao đổi với PV Tiền Phong, TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo ĐHQG TPHCM xác nhận: Trung tâm có nhận được phản ánh nêu trên từ phía thí sinh. Sau khi nhận được thông tin, Hội đồng thi đã yêu cầu cụm thi Trường Đại học Công nghệ TPHCM xác minh thông tin và báo cáo hội đồng để có hướng xử lý.

Trước đó vào sáng 1/6, kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM đợt 2 năm 2025 đã diễn ra với hơn 97.000 thí sinh tham dự, gấp đôi so với đợt thi năm ngoái. Trong đợt 2 của kỳ thi, ĐHQG TPHCM phối hợp với các đơn vị tổ chức tại 11 tỉnh/thành phố, gồm: Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và An Giang.

Tính đến nay, Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM là kỳ thi trực tiếp xét tuyển vào đại học có quy mô lớn nhất cả nước về số lượng thí sinh dự thi và cả số lượng các trường sử dụng kết quả thi để xét tuyển. Hiện có khoảng 110 trường đại học, cao đẳng trong cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này trong công tác tuyển sinh.

Theo Nguyễn Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

Vững tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Vững tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

(GLO)- Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 với nhiều điểm mới về hình thức và nội dung. Tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị nhằm giúp các thí sinh bước vào kỳ thi với tâm thế vững vàng, tự tin.

Xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số

Xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số

(GLO)- Dự án “Giáo viên mầm non áp dụng kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo môi trường học giàu ngôn ngữ cho trẻ” tại Gia Lai là dự án hướng đến nâng cao năng lực của giáo viên trong việc xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ tại các trường mầm non vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

null