Thí điểm xử lý nợ xấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 nhằm khắc phục những hạn chế của giai đoạn trước, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững.

Ngày 21-6-2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Nghị quyết quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo cơ sở pháp lý cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, bảo đảm các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19-7-2017 phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

 

Tỷ lệ nợ xấu tại Gia Lai đang được kiểm soát chặt chẽ (ảnh minh họa).
Tỷ lệ nợ xấu tại Gia Lai đang được kiểm soát chặt chẽ (ảnh minh họa).

Thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quán triệt và triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị quyết.

Đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II; có ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á; đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.

Tại Gia Lai, cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 4124/KH-UBND với những hành động cụ thể thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thi hành án Dân sự, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chi nhánh TCTD, Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn. Mục tiêu đặt ra là tiếp tục cơ cấu lại các chi nhánh TCTD, quỹ TDND trên địa bàn gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu của các TCTD, chi nhánh TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

“Tỷ lệ nợ xấu tại Gia Lai đang được kiểm soát chặt chẽ, chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện”-ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Gia Lai khẳng định. Đến nay, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,62%/gần 75.000 tỷ đồng tổng dư nợ. So với đầu năm, dư nợ có mức tăng trưởng 12,5% và đã được đầu tư có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm cho các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội. Dưới góc độ quản lý ngành, ông Cư cho rằng: Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có tăng 0,15% so với đầu năm nhưng Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đã quán triệt, chỉ đạo các chi nhánh TCTD tiếp tục xử lý các khoản nợ xấu. Đối với các khoản nợ chây ỳ thì sẽ kiên quyết xử lý dứt điểm theo tinh thần Nghị quyết số 42/2017/QH14. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo về cơ cấu, xử lý nợ xấu đối với các quỹ TDND. Đến nay, ngành đã tiến hành rà soát, ký duyệt phương án cơ cấu, xử lý nợ xấu đối với các quỹ TDND trên địa bàn.

 

Nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 bao gồm: khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15-8-2017; khoản nợ được hình thành trước ngày 15-8-2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Xử lý tài sản bảo đảm là vấn đề mấu chốt trong xử lý nợ xấu. Ông Nguyễn Văn Cư cho rằng, quy định về “Quyền thu giữ tài sản bảo đảm” (Điều 7), “Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án” (Điều 8) tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã thực sự tạo cơ chế hành lang thông thoáng để giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên, để nghị quyết đi vào cuộc sống, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các chi nhánh TCTD báo cáo, tổng hợp tình hình thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong vấn đề xử lý nợ xấu cũng như những kiến nghị, đề xuất. Đồng thời, lựa chọn một số khoản nợ xấu để xử lý thí điểm nhằm rút kinh nghiệm. Dự kiến, cuối tháng 11 này, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh sẽ tổ chức hội nghị với sự tham gia của các sở, ngành liên quan và các chi nhánh TCTD để triển khai thực hiện nghị quyết này.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

(GLO)- Tin từ Bệnh viện Nhi Gia Lai, khoảng 10 giờ ngày 16-4, bảo vệ Bệnh viện Nhi phát hiện một bé gái khoảng 8 đến 9 tháng tuổi bị bỏ rơi ở sảnh khám bệnh viện trong tình trạng hoảng sợ, khóc đòi mẹ. Bảo vệ đã thông báo vụ việc cho ban lãnh đạo bệnh viện nắm thông tin. 

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

(GLO)- Ngày 12-4, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân phối hợp với Trường THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Văn Cừ, Trung tâm Ngoại ngữ Lanna-Popodoo Pleiku tổ chức chương trình ngoại khóa liên trường câu lạc bộ tiếng Anh năm học 2024-2025 dành cho học sinh khối 9.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.