Thí điểm 12 trí thức trẻ làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đây là chủ trương mới của tỉnh Gia Lai thể hiện tại Quyết định số 488/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thí điểm đưa trí thức trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở các Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018- 2020.
Mục đích kế hoạch thí điểm nhằm hỗ trợ các HTX nông nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc hỗ trợ quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên, ổn định kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện môi trường để khuyến khích các trí thức trẻ được đào tạo bài bản phát huy năng lực, gắn bó làm việc lâu dài với HTX. 
Đội ngũ trí thức trẻ sẽ góp phần giúp nông dân thực hiện các dự án cánh đồng lớn. Ảnh: Thanh Nhật
Đội ngũ trí thức trẻ sẽ góp phần giúp nông dân thực hiện các dự án cánh đồng lớn. Ảnh: Thanh Nhật
Yêu cầu đối với các HTX thực hiện thí điểm phải có hoạt động liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, có phương án sử dụng lao động, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn phù hợp về làm việc tại HTX. Đối với trí thức trẻ thực hiện thí điểm phải có đơn tình nguyện và cam kết về làm việc tại HTX nông nghiệp, có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của các HTX nông nghiệp, độ tuổi không quá 35 đối với nữ và không quá 40 đối với nam. Kinh phí thực hiện do ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% nguồn kinh phí Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. 
Tổng số lượng trí thức trẻ thực hiện thí điểm là 12 người, được bố trí ở 6 HTX nông nghiệp thuộc 5 địa phương. Trong đó, tại HTX Nông nghiệp Thống Nhất (thị xã Ayun Pa) là 2 trí thức trẻ đại học chuyên ngành Kế toán và Kỹ thuật, tại HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Tâm Thành (huyện Ia Grai) gồm 2 trí thức trẻ đại học chuyên ngành kế toán và quản trị kinh doanh, tại HTX Cà phê Tân Nông Nguyên (huyện Chư Sê) gồm 2 trí thức trẻ đại học chuyên ngành Ngân hàng và kế toán, tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ An Trường Phát (huyện Đak Pơ) gồm 1 trí thức trẻ đại học chuyên ngành Công nghệ sinh học và 1 trí thức trẻ cao đẳng chuyên ngành kế toán, tại HTX Nông nghiệp Thắng Lợi (huyện Phú Thiện) gồm 2 trí thức trẻ đại học chuyên ngành Nông nghiệp và Kế toán, tại HTX Nông nghiệp, xây dựng và Thương mại Sơ Pai (huyện Kbang) bố trí 2 trí thức trẻ đại học chuyên ngành Công nghệ sinh học và Kế toán.
Phát triển các mô hình HTX gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật
Phát triển các mô hình HTX gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương, các HTX nông nghiệp nêu trên thực hiện kế hoạch. Đồng thời tổ chức tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, năng lực cho trí thức trẻ, cán bộ quản lý và thành viên HTX tham gia kế hoạch thí điểm, thường xuyên kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện...
Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null