Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.

Đặc biệt, chương trình lần này có sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Hồ Hải-Người đầu tiên mang phương pháp Ortho-K (phương pháp điều trị tật khúc xạ hiện đại không phẫu thuật) về Việt Nam; Nhà sáng lập, cổ đông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Ortho-K Việt Nam. Tiến sĩ Hải là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, học tập và làm việc tại Mỹ, đã tập huấn, cấp bằng chứng chỉ Ortho-K cho hơn 3.000 bác sĩ khắp thế giới, chuyên gia Top 1 Châu Á trong áp dụng phương pháp Ortho-K vào điều trị cận thị...

Tiến sĩ Nguyễn Hồ Hải (cà vạt xanh) cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai chụp ảnh lưu niệm trước khi triển khai Chương trình Khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường tại Trường THPT Chi Lăng. Ảnh: Huy Hào

Tiến sĩ Nguyễn Hồ Hải (cà vạt xanh) cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai chụp ảnh lưu niệm trước khi triển khai Chương trình Khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường tại Trường THPT Chi Lăng. Ảnh: Huy Hào

Trường THPT Chi Lăng là trường học thứ hai trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai Chương trình Khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường. Trước đó, ngày 11-5, 200 học sinh Trường Tiểu học, THCS, THPT Sao Việt (TP. Pleiku) đã được các y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai thăm khám mắt. Chương trình sẽ tổ chức từ nay cho đến xuyên suốt trong dịp hè tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai với quy mô lớn và hoàn toàn miễn phí.

Bác sĩ thăm khám mắt cho học sinh. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ thăm khám mắt cho học sinh. Ảnh: Như Nguyện

Tại chương trình, ngoài thăm khám mắt giúp các em phát hiện sớm các bệnh lý về mắt như cận thị, nhược thị để có hướng điều trị kịp thời, các học sinh sẽ được tư vấn, hướng dẫn, trực tiếp trao đổi những thắc mắc về tật khúc xạ, các bệnh lý thường gặp về mắt với Tiến sĩ Nguyễn Hồ Hải và đội ngũ bác sĩ nhãn khoa uy tín Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai. Ngoài ra, các em được phổ biến kiến thức các bệnh về mắt, cách chăm sóc sức khỏe đôi mắt một cách tốt nhất.

Y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tư vấn hướng dẫn cho học sinh sau khi khám mắt. Ảnh: Như Nguyện

Y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tư vấn hướng dẫn cho học sinh sau khi khám mắt. Ảnh: Như Nguyện

Tham gia chương trình, em Nguyễn Hà My-lớp 10A2 cho biết: Qua thăm khám, em hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe đôi mắt của mình, từ đó sẽ đến Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai thăm khám kỹ hơn và có phương pháp điều trị thích hợp.

Em Võ Trọng Nghĩa-lớp 10A1 chia sẻ: Chương trình rất thiết thực, ý nghĩa giúp chúng em được khám và tư vấn chăm sóc đôi mắt. Qua trao đổi trực tiếp và được tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, em có thêm kiến thức để từ đó chăm sóc cho đôi mắt tốt hơn.

Qua thăm khám cho 330 em, tỷ lệ học sinh mắc các tật khúc xạ về mắt còn cao. Ảnh: Như Nguyện

Qua thăm khám cho 330 em, tỷ lệ học sinh mắc các tật khúc xạ về mắt còn cao. Ảnh: Như Nguyện

Đánh giá về chương trình, thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng nhấn mạnh: Trường có gần 1.000 học sinh. Đợt này, chỉ có các em học sinh khối 10 được khám. Tôi mong muốn Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tiếp tục tổ chức các chương trình tương tự để thăm khám mắt, tư vấn chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho toàn bộ học sinh nhà trường trong thời gian đến.

Đa số học sinh mắc tật cận thị, loạn thị. Ảnh: Như Nguyện

Đa số học sinh mắc tật cận thị, loạn thị. Ảnh: Như Nguyện

Qua thăm khám cho 330 em, tỷ lệ học sinh mắc các tật khúc xạ về mắt còn cao. Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Hồng Điệp (Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai) thông tin: Qua thăm khám, tỉ lệ mắc tật khúc xạ chiếm 60-70% (chủ yếu mắc tật cận thị, loạn thị, viễn thị chỉ chiếm 10%); trong đó 10-15% có xu hướng bị nhược thị và các em đa phần đeo kính sai độ cũng như không nắm được việc phải tái khám kiểm tra độ khúc xạ 6 tháng/lần. Chương trình cũng đã thông tin đến các em học sinh những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt.

Tiến sĩ Nguyễn Hồ Hải-Người đầu tiên mang phương pháp Ortho-K (phương pháp điều trị tật khúc xạ hiện đại không phẫu thuật) về Việt Nam giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về phương pháp Ortho-K. Ảnh: Huy Hào

Tiến sĩ Nguyễn Hồ Hải-Người đầu tiên mang phương pháp Ortho-K (phương pháp điều trị tật khúc xạ hiện đại không phẫu thuật) về Việt Nam giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về phương pháp Ortho-K. Ảnh: Huy Hào

Tại chương trình lần này, Tiến sĩ Nguyễn Hồ Hải đã mang đến những kiến thức chuyên sâu về: đối tượng phù hợp sử dụng kính Ortho-K, cơ chế hoạt động và hiệu quả điều trị, hướng dẫn sử dụng và bảo quản kính, tính an toàn và những lợi ích vượt trội so với phương pháp phẫu thuật…

Được biết, Orthokeratology hay Ortho-K- là việc sử dụng kính áp tròng cứng được thiết kế đặc biệt để định hình lại tạm thời giác mạc và cải thiện thị lực. Hầu hết các kính Ortho-K được đeo vào ban đêm để định hình lại bề mặt trước của mắt trong khi bạn ngủ. Trong hơn 20 năm, Ortho-K là một trong những phương pháp kiểm soát vấn đề tật khúc xạ hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.