Thành Thành Công Gia Lai: Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, việc trồng mía không hiệu quả nên nhiều nông dân đã chuyển đổi sang cây trồng khác. Để ổn định vùng nguyên liệu, trong vụ ép 2021-2022, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) đã triển khai nhiều chính sách đầu tư, liên kết nhằm hỗ trợ bà con nông dân nâng cao năng suất, hiệu quả cây mía. 
Từ hỗ trợ tài chính 
Vụ ép 2020-2021, vùng nguyên liệu mía của TTC Gia Lai chỉ còn hơn 9.000 ha. Để vùng nguyên liệu khu vực Đông Nam tỉnh phát triển trở lại, vụ ép 2021-2022, TTC Gia Lai đã triển khai nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ người trồng mía. Trong đó, đơn vị tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng như: đào hồ, khoan giếng, kéo điện tưới mía, san ủi, cải tạo ruộng với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha. Đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt 15 triệu đồng/ha; ứng vốn trồng mía tơ 38-43 triệu đồng/ha theo từng hạng mục như: làm đất, hom giống, công trồng, vật tư… Đặc biệt, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn về tài chính được Công ty cho ứng trước 3 triệu đồng/ha. 
Ông Bùi Đình Thạ (tổ 15, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) cho hay: Tuy giá mía xuống thấp nhưng tôi vẫn đầu tư chăm sóc 15 ha mía. Chính sách đầu tư, hỗ trợ của TTC Gia Lai đã giúp tôi cơ giới hóa từ khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu của TTC Gia Lai hiện nay rất tốt, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa 2 bên. “Vụ ép vừa rồi, giá mía hơn 900 ngàn đồng/tấn, năng suất bình quân đạt gần 100 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 400 triệu đồng”-ông Thạ nói.
Cơ giới hóa trồng mía phục vụ vụ ép 2021-2022. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cơ giới hóa trồng mía phục vụ vụ ép 2021-2022. Ảnh: Nguyễn Diệp
Theo TTC Gia Lai, kết thúc vụ ép 2020-2021, năng suất mía bình quân toàn vùng đạt 72 tấn/ha, lợi nhuận đạt 25-30 triệu đồng/ha. Mặc dù nắng hạn kéo dài trong tháng 7 và tháng 8-2021 nhưng nhờ đầu tư thâm canh nên năng suất mía bình quân của vụ ép 2021-2022 ước đạt 71 tấn/ha.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện-cho biết: Những năm qua, TTC Gia Lai có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ nông dân phát triển cây mía. Đây là giải pháp phù hợp với xu hướng hiện nay, nhất là ký kết hợp đồng thu mua theo giá bảo hiểm. Thời gian tới, huyện sẽ tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía để nâng cao hiệu quả trên một diện tích.
Đến xây dựng vùng nguyên liệu bền vững
Trước tình hình bệnh trắng lá mía gây hại trong thời gian qua, TTC Gia Lai đang nhân giống mía sạch bệnh để cấp cho các hộ dân cùng với hỗ trợ 3 triệu đồng/ha công trồng. Bên cạnh đó, Công ty còn hỗ trợ 1 triệu đồng/ha để khai hoang đối với các vùng trồng mía mới ở huyện Kông Chro, Krông Pa, xã Hbông (huyện Chư Sê) và một số vùng lân cận của huyện Ea Hleo (tỉnh Đak Lak), trừ diện tích mía trồng bằng hố. Đầu tư 70-100% vốn cho các hộ trồng mía hoặc cá nhân có ký dịch vụ với Công ty mua máy móc phục vụ cơ giới hóa. Đặc biệt, TTC Gia Lai cam kết thu mua mía bảo hiểm thấp nhất trong 3 vụ liên tiếp là 850 ngàn đồng/tấn mía 10 CCS tại ruộng. Đây là bước đột phá mới trong đầu tư phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững.
Bà Lê Thị Quỳnh Trang-Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tân Tiến (huyện Ia Pa) cho hay: “Những năm qua, chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía của TTC Gia Lai giúp người trồng mía giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Riêng 43 thành viên của Hợp tác xã ký hợp đồng với TTC Gia Lai trồng trên 300 ha, giá mua bảo hiểm 3 năm là 850 ngàn đồng/tấn tại ruộng từ vụ ép năm nay sẽ giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất”.
Cán bộ nguyên liệu của Công ty luôn đồng hành cùng người trồng mía. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cán bộ phụ trách nguyên liệu của Công ty luôn đồng hành cùng người trồng mía. Ảnh: Nguyễn Diệp
Bà Vũ Thị Lan-Giám đốc TTC Gia Lai-cho biết: TTC Gia Lai đang tập trung triển khai các chính sách đầu tư vùng nguyên liệu theo chiều sâu, xây dựng các mô hình cánh đồng liên kết với các hợp tác xã, người dân. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác như: cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, bón phân đến thu hoạch, tưới tiết kiệm và sử dụng chế phẩm kích thích mía sinh trưởng... Cùng với đó, Công ty cũng tăng định suất ứng vốn, thực hiện các chính sách hỗ trợ không hoàn lại 5-7 triệu đồng/ha đối với mía tơ, hơn 3 triệu đồng đối với chăm sóc mía gốc để người dân thâm canh. Đặc biệt, Công ty sẽ xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh để hỗ trợ nông dân cải tạo đất trồng mía.
“Chúng tôi tin rằng với chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững, nếu bà con áp dụng đúng quy trình canh tác, quản lý đồng ruộng tốt thì người trồng mía sẽ có lợi nhuận cao trong những năm tới”-Giám đốc TTC Gia Lai kỳ vọng.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.