Thành bậc lan can thời Lý - tuyệt tác điêu khắc thủ công thế kỷ 12

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thành bậc lan can thời Lý có niên đại đầu thế kỷ 12, là di vật đá độc bản, được chế tác hoàn toàn bằng kỹ thuật chạm khắc thủ công với hình ảnh các vũ nữ trong điệu múa dâng hoa cực kỳ tinh xảo.
Bảo vật Thanh bậc lan can thời Lý được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Nam Định. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

Bảo vật Thanh bậc lan can thời Lý được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Nam Định. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

Cách đây gần 1.000 năm, Bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện - công trình mang đậm giá trị văn hóa Phật giáo thời Lý - được xây dựng trên đỉnh núi Chương Sơn (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

Dưới triều đại nhà Lý, Phật giáo phát triển thịnh vượng và trở thành Quốc giáo của nước Đại Việt. Bởi lẽ đó mà vương triều và dân chúng thời Lý thường xuyên góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lý nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi và Bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện là một trong số đó.

Bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện từng được nhắc đến rất nhiều lần trong các thư tịch cổ "Đại Việt sử ký toàn thư," "Việt sử lược," "Việt sử thông giám cương mục..."

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, ngày nay, công trình kỳ vĩ ấy chỉ còn dấu vết nền móng trên đỉnh núi, tuy nhiên, nhiều di vật khảo cổ đã được tìm thấy nơi đây, minh chứng cho một thời kỳ vàng son của nghệ thuật điêu khắc thời Lý.

Trong số hàng trăm di vật tìm thấy trong đợt khai quật phế tích Bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện trên đỉnh núi Chương Sơn vào năm 1966-1967, đáng chú ý là di vật thành bậc lan can bằng đá - cấu kiện ghép ở hai bên bậc cầu thang lên xuống- với những đường nét điêu khắc nghệ thuật cực tinh xảo.

Thành bậc lan can thời Lý có niên đại đầu thế kỷ 12 (khoảng từ năm 1108-1117), là di vật đá độc bản, được chế tác hoàn toàn bằng kỹ thuật chạm khắc thủ công, cũng là tiêu bản duy nhất phát hiện từ trước đến nay trong các di tích thời Lý ở Việt Nam.

Bảo vật quý giá này còn tương đối nguyên vẹn, được làm bằng đá nguyên khối màu xám (đá cát), có dáng hình hộp, dài 205cm, cao 46cm, dày 17cm, một đầu vuông, một đầu chéo nhọn lên trên, chia làm hai phần.

Các vũ nữ được chạm khắc trong tư thế nhìn chính diện, uyển chuyển trong điệu múa. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

Các vũ nữ được chạm khắc trong tư thế nhìn chính diện, uyển chuyển trong điệu múa. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

Phần trên của thành bậc lan can chạm nổi hình 14 vũ nữ ở hai mặt (mỗi bên 7 vũ nữ) trong tư thế múa dâng hoa. Thân hình các vũ nữ được tạo tác chia làm 3 khúc chao mạnh về phía trước trong điệu múa.

Các vũ nữ được chạm khắc trong tư thế nhìn chính diện, khuôn mặt hình trái xoan đầy đặn. Đầu các vũ nữ ngả hẳn về phía sau, đội mũ nhiều tầng trang trí hoa văn, búi tóc bồng nổi cao.

Các đường nét tạo tác tinh xảo. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

Các đường nét tạo tác tinh xảo. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

Hình dáng vũ nữ uyển chuyển với một chân co, một chân duỗi thẳng, hai tay dang rộng sang hai bên, khuỷu tay co gập đưa song song ngang đầu. Tay trái cầm một nụ sen lớn, tay phải cầm một dải lụa, xiêm áo mềm mại ôm sát người. Cổ tay, cổ chân các vũ nữ đeo trang sức và thắt các dải lụa mềm mại.

Phần dưới của thành bậc lan can cũng trang trí ở cả hai mặt nhưng với các hoa văn khác nhau. Mặt phía ngoài chạm kín bằng hoa văn chủ đạo là hoa sen xen lẫn hoa cúc uốn lượn hình sin, bên cạnh là hoa văn phụ trợ hình dấu hỏi và hoa văn tay mướp.

Mặt phía trong khớp với bậc lên xuống, vì thế hoa văn được trang trí ở khoảng trống giữa mỗi bậc và đề tài giống với mặt trước. Ở mặt này có 2 mộng khoét sâu vào thân bậc dùng để lắp ghép.

Mặt ngoài của Thành bậc lan can thời Lý. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

Mặt ngoài của Thành bậc lan can thời Lý. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

Thành bậc lan can là hiện vật gốc độc bản có niên đại thời Lý duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Bảo vật này không chỉ có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa mà còn là cơ sở để chúng ta hình dung được quy mô to lớn của Tháp Chương Sơn, từ đó nghiên cứu và phục dựng lại kiến trúc của Bảo tháp thời Lý.

Đặc biệt, qua các đề tài hoa văn trang trí, nhất là hình tượng người được thể hiện trên bảo vật đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về nghệ thuật tạo hình, tư duy thẩm mỹ, về trang phục, trang sức, nghề thủ công chạm khắc truyền thống; đồng thời còn phản ánh mối quan hệ, sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa quốc gia Đại Việt thời Lý với các nền văn hóa lớn như Chăm Pa, Trung Quốc và Ấn Độ trong lịch sử.

Nghiên cứu các di vật này, chúng ta có thể hình dung ra tháp Chương Sơn thời Lý có quy mô to lớn với những đường nét chạm trổ tinh tế, duyên dáng mà khỏe khoắn, phản ánh sự tài ba của các nhà kiến trúc, điêu khắc Đại Việt đầu thế kỷ12.

Các tác phẩm điêu khắc thời Lý còn lại nguyên vẹn đến ngày nay đều được xem là báu vật của nghệ thuật Việt Nam.

Thành bậc lan can thời Lý cùng với 11 hiện vật khác đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia theo Quyết định số 53/QĐ-TTg về việc Công nhận Bảo vật Quốc gia đợt 3, ngày 14/1/2015. Thành bậc lan can thời Lý hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định.

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.