Thành An hướng tới nông thôn mới kiểu mẫu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã Thành An (thị xã An Khê) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2017. Phát huy những kết quả đạt được, từ đó đến nay, xã tiếp tục tập trung củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, hướng tới mục tiêu trở thành xã NTM kiểu mẫu vào năm 2020.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh-Bí thư Đảng ủy xã Thành An-cho biết: “Trong các tiêu chí NTM, xã đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tiêu chí giao thông. Bởi lẽ, tiêu chí này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển. Chỉ tính riêng năm 2018, xã đã đầu tư kinh phí duy tu, sửa chữa mặt đường nhựa bán thâm nhập tại thôn 4; bê tông hóa một số tuyến đường trên địa bàn, đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. Ngoài ra, xã cũng chú trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất. Theo đó, xã đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở địa phương; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo hiệu quả, bền vững”. 
Nhiều nông dân xã Thành An phát triển các mô hình trồng cây ăn quả để nâng cao thu nhập. Ảnh: T.H
Nhiều nông dân xã Thành An phát triển các mô hình trồng cây ăn quả để nâng cao thu nhập. Ảnh: T.H

Ông Nguyễn Hữu Hạnh-Bí thư Đảng ủy xã Thành An: “Hiện nay, theo rà soát, xã đạt 11/19 tiêu chí NTM nâng cao. Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã tiếp tục nỗ lực phát huy tinh thần đoàn kết, tập trung xây dựng Thành An trở thành xã NTM kiểu mẫu vào năm 2020”.

Cũng theo ông Hạnh, cuối năm 2018, Hợp tác xã Nông nghiệp và Kinh doanh dịch vụ Thành An đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao đầu tư chăm sóc và thu mua ổn định sản phẩm chuối tiêu hồng cho nông dân với diện tích 16 ha. Ngoài ra, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thị xã, nhiều nông dân trên địa bàn xã đã phát triển các mô hình trồng cây ăn quả mới tại địa phương như: bưởi, ổi, chuối... bước đầu mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập. Đến nay, hầu hết người dân đã thấy được tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM. Từ đó, bà con tích cực cùng chính quyền thực hiện tốt các tiêu chí NTM.
Ông Đường Hữu Hạnh (thôn 3) cho biết: “Hiện nay, xã đã phát triển hơn nhiều so với những năm trước, đặc biệt là về hệ thống đường sá. Đường giao thông được đầu tư nâng cấp đã giúp người dân thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển nông sản”. Còn chị Nguyễn Thị Dung (cùng thôn) thì cho hay: “Sau khi hoàn thành chương trình xây dựng NTM, tôi thấy diện mạo của xã đã thay đổi rõ rệt, nhất là hệ thống giao thông cơ bản được bê tông hóa. Người dân rất vui mừng vì Nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông, đảm bảo đi lại thuận lợi cả 2 mùa mưa nắng. Ngoài ra, người dân rất hưởng ứng chủ trương chuyển đổi cây trồng của xã”. 
Với sự chỉ đạo, theo dõi sát sao của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, kinh tế-xã hội của xã Thành An ngày một phát triển. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 35,2 triệu đồng/năm. Toàn xã chỉ còn 8 hộ nghèo, 94% lao động có việc làm thường xuyên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững ổn định.
Từ những kết quả đạt được, xã Thành An tiếp tục kiểm tra, rà soát thường xuyên 19 tiêu chí NTM để có giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng. Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Thời gian qua, xã đã xây dựng chương trình cụ thể thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Trên cơ sở đó, xã rà soát tất cả các tiêu chí để có hướng tập trung chỉ đạo cán bộ, công chức phối hợp với các thôn, làng củng cố những tiêu chí còn hạn chế. Cùng với đó, xã chú trọng các giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân”.
THẾ HUYNH

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null