Tết đặc biệt ở Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 11-2 (tức ngày 30 Tết), Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tỉnh Gia Lai chính thức tiếp nhận, thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong mấy ngày qua, cả đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế lẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nơi đây đã đón một cái Tết rất đặc biệt.  
Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 tỉnh Gia lai. Ảnh Như Nguyện
Lối vào Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tỉnh Gia lai. Ảnh: Như Nguyện
Đến chiều 13-2 (mùng 2 Tết), Bệnh viện dã chiến đã thu dung, điều trị cho 16 bệnh nhân, trong đó có 2 trẻ nhỏ. Đi cùng với 2 trẻ nhỏ chưa thể tự chăm sóc được là 2 người nhà. Sức khỏe của các bệnh nhân ổn định, không có biểu hiện bất thường, tâm lý của mọi người đều thoải mái, vui vẻ đón năm mới theo cách rất khác mọi năm.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Phúc-Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tỉnh Gia Lai-chia sẻ: Dù đón Tết ở bệnh viện nhưng chúng tôi cố gắng tạo không khí ấm áp đêm Giao thừa cho tất cả bệnh nhân. Bữa cơm đêm Giao thừa tuy muộn hơn thường ngày nhưng vẫn đảm bảo có đầy đủ các món ăn ngày Tết như bánh tét, dưa kiệu, bánh kẹo, mứt… Mọi người đón Tết nhưng không quên thực hiện các quy định phòng-chống dịch, không tập trung đông người. Các y-bác cùng chia sẻ với bệnh nhân những món ăn mà gia đình gửi vào, động viên họ an tâm điều trị. 
Theo bác sĩ Phúc, bệnh viện dã chiến được bố trí 49 nhân viên y tế; trong đó có 10 bác sĩ, còn lại là điều dưỡng, đội phòng-chống nhiễm khuẩn, bảo vệ… Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, phòng bệnh rộng rãi, thoáng mát; ngoài ra có lắp đặt wifi nên bệnh nhân có thể đọc báo, xem tin tức và giải trí. Vì vậy, nhìn chung, dù có nhớ nhà, nhớ gia đình nhưng các bệnh nhân đều vui vẻ, ổn định tâm lý và hợp tác tốt.
Bệnh viện dã chiến có lắp đặt Wifi đáp ứng nhu cầu giải trí cho bệnh nhân tại bệnh viện. Ảnh NHư Nguyện
Bệnh viện dã chiến có lắp đặt wifi đáp ứng nhu cầu giải trí cho bệnh nhân. Ảnh: Như Nguyện
Trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Như Thịnh-Trưởng khu điều trị-thông tin: Đến hiện tại, các bệnh nhân đều ổn định sức khỏe, chưa ghi nhận các triệu chứng bất thường. Bên cạnh việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, các y-bác sĩ còn luôn thăm hỏi, động viên nên tất cả đều vui vẻ. Về phía các y-bác sĩ, chúng tôi xác định năm nay không có Tết mà tập trung toàn lực cho công tác phòng-chống dịch Covid-19. Trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân, chúng tôi làm đúng theo quy trình, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Đến 15 giờ ngày 13-2, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 27 ca dương tính với SARS-CoV-2. Dù trong dịp Tết, song công tác phòng-chống dịch Covid-19 tiếp tục được triển khai chặt chẽ, các lực lượng không quản ngày đêm thực hiện nhiệm vụ chống dịch vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.