Tập huấn tổ chức Cồng chiêng cuối tuần và Sắc màu văn hóa Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày (6 và 7-7), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tập huấn công tác tổ chức chương trình "Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” cho công chức, viên chức văn hoá trên địa bàn tỉnh.
Chương trình Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm" trở thành sản phẩm du lịch về đêm hấp dẫn du khách khi du lịch Gia Lai. Ảnh: Minh Châu
Chương trình Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm" trở thành sản phẩm du lịch về đêm hấp dẫn du khách khi du lịch Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Hoạt động thuộc dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.

Mô hình "Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm", "Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” là chương trình bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch khá thành công được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL) triển khai trong thời gian qua tại TP. Pleiku. Trong đó, Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm trở thành sản phẩm du lịch về đêm hấp dẫn đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế. Sở VH-TT và DL đã đưa 2 chương trình này tổ chức thí điểm tại 1 số địa phương như: thị xã An Khê, huyện Ia Pa, Đức Cơ trong tháng 6 vừa qua.

Lớp tập huấn công tác tổ chức chương trình "Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”. Ảnh: Minh Châu

Lớp tập huấn công tác tổ chức chương trình "Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”. Ảnh: Minh Châu

Để tiếp tục triển khai các nội dung của Dự án 6, nhất là đem 2 mô hình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” về các địa phương để nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn tại chỗ gắn với phát triển du lịch, Sở VH-TT và DL tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho công chức, viên chức văn hoá các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh công tác, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động này.

Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được tham gia thực tế chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” vào tối thứ 7 (ngày 6-7) và sáng chủ nhật (7-7) tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

Có thể bạn quan tâm

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Bà Lê Thị Cẩm (tổ 1, phường Phù Đổng) chuẩn bị mứt gừng giao cho khách. Ảnh: Đ.L

Lưu giữ hương vị mứt truyền thống

(GLO)- Giáp Tết Nguyên đán, những người làm mứt truyền thống tại Trung tâm Thương mại Pleiku đang tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân. Bao năm qua, họ vẫn gắn bó với nghề, lưu giữ hương vị mứt truyền thống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.