Gia Lai: Đội chiêng nữ đầu tiên biểu diễn trong chương trình cồng chiêng cuối tuần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đội chiêng nữ làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) đã có buổi biểu diễn trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Đây là lần đầu tiên có một đội chiêng nữ tham gia chương trình cồng chiêng cuối tuần do Sở văn hóa-thể thao và Du lịch tổ chức nhằm tôn vinh phái đẹp nhân Ngày phụ nữ Việt Nam.

Trong những bộ trang phục thổ cẩm đẹp nhất, đội chiêng nữ mang đến chương trình các tiết mục đặc sắc, gây ấn tượng mạnh với khán giả về vẻ đẹp của người phụ nữ nữ Bahnar. Các nữ nghệ nhân thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát trong từng động tác đánh chiêng, múa trống, hay trong những điệu xoang nhịp nhàng, điệu múa phụ họa khi già làng hát dân ca, tâm tình cùng đàn goong. Các tiết mục tái hiện hình rất thơ và đời sống tinh thần phong phú của những cư dân Trường Sơn-Tây Nguyên.

Đội chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đội chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn nghệ nhân còn mang đến chương trình ẩm thực truyền thống của người Bahnar, thu hút đông đảo người dân và du khách đến trải nghiệm cồng chiêng, giao lưu trò chuyện bên những can rượu cần sóng sánh.

Thông tin từ ban tổ chức, số tiền khán giả tặng đoàn nghệ nhân làng Leng trong đêm diễn là 1,5 triệu đồng. Cùng với số tiền này, 41 nghệ nhận được mức thù lao 400 ngàn đồng/người.

Vẻ đẹp của nữ nghệ nhân Bahnar trong điệu múa trống. Ảnh: Hoàng Ngọc
Vẻ đẹp của nữ nghệ nhân Bahnar trong điệu múa trống. Ảnh: Hoàng Ngọc

“Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” do Sở Văn hóa-Thể thao tổ chức vào tối thứ 7 hàng tuần để phục vụ người dân và du khách, góp phần quảng bá các giá trị của di sản cồng chiêng Tây Nguyên, đồng thời tạo ra hoạt động trải nghiệm thú vị để thu hút khách du lịch.

Một số hình ảnh thú vị của đội chiêng nữ trong chương trình:

Các tiết mục giao lưu tại chương trình "Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm" mang đến nhiều tiếng cười sảng khoái cho khán giả

Các tiết mục giao lưu tại chương trình "Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm" mang đến nhiều tiếng cười sảng khoái cho khán giả

Các nữ nghệ nhân thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát trong từng nhip chiêng

Các nữ nghệ nhân thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát trong từng nhip chiêng

Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách

Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách

Với những chiếc chiêng to nhất trong dàn chiêng, nữ nghệ nhân không chỉ có trình độ thẩm âm cao mà phải có sức khỏe dẻo dai
Với những chiếc chiêng to nhất trong dàn chiêng, nữ nghệ nhân không chỉ có trình độ thẩm âm cao mà phải có sức khỏe dẻo dai
Khán giả đến trải nghiệm cồng chiêng và giao lưu với các nữ nghệ nhân

Khán giả đến trải nghiệm cồng chiêng và giao lưu với các nữ nghệ nhân

Có thể bạn quan tâm

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.