Cồng chiêng cuối tuần khi nào thì… dừng lại?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi nghe tôi thông tin về chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-thưởng thức và trải nghiệm”, một người bạn đam mê văn hóa dân gian đã cất công từ TP. Hồ Chí Minh lên Pleiku (tỉnh Gia Lai). Đêm 11-2, sau khi tận mắt thấy tất cả, anh lặng lẽ hỏi tôi: Khi nào thì sinh hoạt này dừng hẳn?

Là người nêu ý tưởng tổ chức chương trình này và cùng đồng nghiệp cố gắng duy trì nó từ hồi tháng 4-2022 đến nay, tôi trả lời anh: “Cũng nhanh thôi hoặc không bao giờ, anh ạ”. Rồi tôi lý giải thêm: “Nhanh” là vì chỉ cần không có tiền trả cho nghệ nhân cuối mỗi tuần, chúng tôi dù muốn đến mấy cũng đành chịu; còn “không bao giờ” nghĩa là chúng tôi có kinh phí để mời bà con mang cồng chiêng về phố thì chương trình vẫn cứ sẽ tiếp tục.

Bỏ qua mục đích ý nghĩa của chương trình, kiểu như là một điểm thu hút khách du lịch về đêm, là một cách để bảo tồn và phát huy giá trị của cồng chiêng, tôi kể anh nghe hành trình đi đến việc này. Ban đầu là thuyết phục các đồng chí lãnh đạo để có được một khoảng không gian ở Quảng trường Đại Đoàn Kết vào ban đêm. Nơi đây có cây xanh, có điện chiếu sáng vừa phải, trước nay vừa khoáng đạt, vừa bình yên-hiểu là ít người tập trung, không vui chơi gì-nay “các anh” làm sự kiện, nhỡ có sự cố như đánh nhau, mất xe cộ, không bảo đảm an ninh trật tự thì sao? Chúng tôi cam đoan sẽ không để xảy ra chuyện này và có ngay giải pháp: có cán bộ bảo vệ. Việc điện chưa sáng lắm thì dễ nhờ can thiệp nhưng đến đoạn nhảy múa liệu cỏ có chết không thì cũng phải trưng ra giải pháp: Nghệ nhân đi chân đất, không bao giờ đốt lửa. Việc quá tải nhà vệ sinh (nếu có), việc lượm rác ngay và luôn xung quanh khu vực diễn ra sự kiện (do khách ăn uống xả ra) cũng được thảo luận và đi đến thống nhất: Có khoản hỗ trợ cho một số nhân viên làm việc này trong những đêm diễn ra sự kiện.

Một tiết mục trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-thưởng thức và trải nghiệm” đêm 11-2-2023. Ảnh: Nguyễn Đức Huy

Một tiết mục trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-thưởng thức và trải nghiệm” đêm 11-2-2023. Ảnh: Nguyễn Đức Huy

Theo kế hoạch, thứ bảy mỗi cuối tuần có 1 đội cồng chiêng biểu diễn từ 19 đến 21 giờ. Số tiền chi trả cho khoảng 40 nghệ nhân là 10 triệu đồng (250 ngàn đồng/người), cộng với các khoản không thể không chi đã nêu ở phần trên, chúng tôi phải xoay xở khoảng 13-14 triệu đồng, trong khi ngân sách không cấp đồng nào.

Các đội cồng chiêng ở cấp huyện có đăng ký lên Pleiku biểu diễn để “khoe” văn hóa truyền thống của địa phương mình không? Có, nhưng từ năm 2022 đến nay cũng chỉ có vài đơn vị. Khó khăn của các đội cồng chiêng này là kinh phí ăn ở, đi lại. Khó khăn là thế mà rồi cũng dắt díu nhau đi được nhiều đêm liền suốt từ năm ngoái đến nay. Nói năm cho dài, kỳ thực những tháng mùa mưa, chương trình đành tạm dừng.

Vậy, tiền đâu để làm? Lỡ rồi, đành liều “xin” lãnh đạo cấp trên cho mượn thêm một khoảnh đất nhỏ dọc Quảng trường, mời bạn bè kinh doanh ẩm thực vào bán những đêm diễn ra cồng chiêng để có kinh phí hỗ trợ cho các nghệ nhân. Một số anh em buôn bán ham vui không nề hà gì nên cùng “nhào vô”. Nhưng kinh doanh thì cần lãi, mà chỗ này lãi không nhiều lắm (thường được nghe phàn nàn là không lời hoặc lỗ) nên bạn bè cũng dần kém mặn mà. Có đợt mời cả shop bán áo quần vào để chia sẻ “gánh nặng” kinh phí đóng góp thì bị cộng đồng mạng dè bỉu, lãnh đạo nhắc nhở. Giá như những người chê trách ấy biết được “nỗi niềm” của chúng tôi sau mỗi đêm cồng chiêng ấy, sự thể đã không xảy ra.

Tối 11-2, chúng tôi ngồi bên nhau khá lâu, khi đêm cồng chiêng cuối tuần đầu tiên của năm mới 2023 đã kết thúc. Câu chuyện vẫn loanh quanh việc tìm đâu ra nguồn kinh phí để duy trì một hoạt động ít nhiều có tác động đến văn hóa, du lịch của địa phương. Anh bạn tôi nói sẽ cố gắng tìm kiếm nguồn hỗ trợ, nhưng cùng lắm cũng chỉ được vài đêm thôi. Tôi bảo, một đêm cũng đã là quý lắm, vì như khuya nay, nghệ nhân đã về rồi mà cả nhóm vẫn chưa biết lấy gì để chi trả. Rồi tuần sau, tuần sau nữa, chương trình có còn đủ sức để “chạy” nữa không? Khó quá, nhưng chúng tôi vẫn muốn thử sức thêm, như là một cách góp phần bảo tồn văn hóa cồng chiêng.

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.