Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp, các ngành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát bảo đảm an ninh, ATTP trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, hội nhập trong nước và quốc tế. Phát huy các kết quả đạt được trong công tác bảo đảm ATTP, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về tầm quan trọng đối với sức khỏe, hạnh phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển của đất nước; từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập cả về thể chế và thực thi pháp luật của công tác quản lý nhà nước về ATTP; bảo đảm an ninh, ATTP trong thời gian tới. Kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, ATTP tại địa phương đảm bảo đủ trách nhiệm, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Kế hoạch đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp gồm: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác an ninh, ATTP; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, ATTP; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh, ATTP; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về an ninh, ATTP; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an ninh, ATTP; phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và bố trí, đảm bảo nguồn lực cho công tác bảo đảm an ninh, ATTP; phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.