"Tam nông" khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Theo đó, ngành nông nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa; đời sống của người dân nông thôn không ngừng được nâng lên; diện mạo khu vực nông thôn có nhiều khởi sắc. 
 Nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ
Ông Rơ Chăm La Ni-Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện-cho biết: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, huyện Phú Thiện đã có những đổi thay đáng kể. Theo đó, nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, nông dân có thu nhập cao và nông thôn có nhiều khởi sắc. Hiện nay, toàn huyện đã hình thành được 17 cánh đồng lúa lớn một giống với diện tích gần 700 ha của 1.645 hộ dân tham gia (trong đó có 336 hộ đồng bào dân tộc thiểu số). Cùng với đó, huyện đã hình thành 8 cánh đồng lớn chuyên canh mía với diện tích gần 200 ha...
 Người dân huyện Phú Thiện thu hoạch lúa bằng máy gặt dập liên hợp. Ảnh: V.H
Người dân huyện Phú Thiện thu hoạch lúa bằng máy gặt dập liên hợp. Ảnh: V.H
Cũng sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), trên địa bàn tỉnh đã có 3 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã triển khai liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng lớn với 155 điểm xây dựng, tổng diện tích là 3.040 ha của 1.385 hộ ở 59 xã thuộc 10 huyện, thị xã. Riêng năm 2018, tỉnh đề ra chỉ tiêu xây dựng 33 cánh đồng lớn với diện tích 2.936 ha; đến nay đã có 6 tổ chức, cá nhân liên kết với nông dân lập 8 dự án, tổng diện tích gần 2.600 ha/24 cánh đồng lớn. Trong số này có 6 dự án với 18 cánh đồng mẫu lớn trồng mía với tổng diện tích 2.200 ha; 2 dự án với 2 cánh đồng lớn trồng cà phê với diện tích gần 200 ha; 3 dự án với 4 cánh đồng lớn trồng lúa trên diện tích hơn 242 ha. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 126 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 với 7.218 thành viên. Để hợp tác xã thực sự là “bà đỡ” của nông dân, tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho 399 lượt cán bộ hợp tác xã với kinh phí là 644,1 triệu đồng. Việc làm này đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Đời sống người dân không ngừng cải thiện
Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết về “tam nông” và hơn 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Toàn tỉnh đã làm mới 717 km đường giao thông, nâng cấp sửa chữa 2.836 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí hơn 4.271,8 tỷ đồng. Cùng với đó, toàn tỉnh đã kiên cố hóa 392,61 km kênh mương; xây mới, cải tạo, nâng cấp 148 công trình thủy lợi. Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục hoàn thành 57 tuyến kênh mương dẫn nước với chiều dài hơn 41,7 km. Để phục vụ đời sống của người dân và góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển, trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 973 trạm biến áp, 1.571 km đường dây trung thế và hạ thế; cải tạo hệ thống điện cho hơn 3.000 hộ gia đình. Công tác đầu tư cho hạ tầng thương mại ở nông thôn nhằm tăng khả năng giao thương hàng hóa cũng được tỉnh chú trọng, theo đó đã xây mới 22 chợ và nâng cấp 25 chợ nông thôn.
Có thể nói, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thực sự là cú hích để “tam nông” bứt phá. Theo thống kê, đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận TP. Pleiku hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới năm 2017.
Thành quả đáng tự hào trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) trên địa bàn tỉnh còn thể hiện qua việc kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nếu như cuối năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 27,2% thì cuối năm 2018 đã giảm xuống còn 10,34%.
Ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh ta đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận. Cùng với đó, tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực đầu tư vào những lĩnh vực này. Trên lĩnh vực khuyến công, trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức 48 lớp đào tạo nghề cho 2.220 lượt học viên với kinh phí 1,977 tỷ đồng; xây dựng 13 mô hình trình diễn với kinh phí 2,038 tỷ đồng; hỗ trợ ứng dụng máy móc 1,351 tỷ đồng; hỗ trợ kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp 2,4 tỷ đồng…
Vĩnh Hoàng - Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.