Tắm mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đi qua nắng nóng và khô hạn, Tây Nguyên lặng lẽ bước vào những ngày mưa. Và trên đường làng, đã thấy đám trẻ hò hét, đùa nghịch dưới những cơn mưa.

Chiều mưa, đi làm về ngang qua bãi đất trống đầu làng, tôi dừng lại thích thú nhìn đám con nít tắm mưa. Đây vốn là “chiến trường” của chúng, nơi diễn ra những trận bóng “nảy lửa” mỗi chiều đi chăn bò.

Mưa tuôn ào ạt. Đám trẻ chạy nhảy, vui đùa, rượt đuổi, vật nhau dưới màn mưa trong veo, đứa nào đứa nấy mình trần, đen nhẻm. Nhìn bọn trẻ, tôi lại nhớ ngày thơ ấu của mình.

Ở miền Trung quê tôi, tháng 10 mới bước vào mùa mưa. Nhưng không phải cứ có mưa là tắm, chúng tôi bị người lớn “giữ chặt” lắm, phải bỏ qua những cơn mưa đầu mùa, chờ mặt đất mát lành rồi mới được ra tắm. Người lớn giải thích là “để không bị mắc hơi đất, tránh đau ốm”.

Tôi nhớ, ngày ấy lũ con nít trong xóm tôi thường rủ nhau tắm mưa trên những khoảnh sân rộng hay trên đường làng. Con trai thì cởi trần, mặc vỏn vẹn chỉ cái quần đùi; con gái thì lịch sự hơn, mặc cả bộ đồ đùi để đi tắm mưa. Đứa nào đứa nấy đen nhẻm bởi suốt ngày nghịch ngợm trên cánh đồng làng, không chăn bò, cắt cỏ thì cũng mò cua, bắt ốc, tắm ao.

Có lẽ tắm mưa cuốn hút bao đứa trẻ là vì được vùng vẫy thỏa thích trong bùn đất, thỏa thuê chơi những trò đắp đê ngăn nước, dông thuyền ra khơi. Những đứa có tính nghịch ngợm thì có thể “trình diễn” trò tạt nước, trượt trên những khoảnh sân sình lầy, những chiếc máng xối bên hiên nhà mà không sợ bị la rầy hay ăn đòn.

Trẻ em ở làng tắm mưa. Ảnh minh họa

Trẻ em ở làng tắm mưa. Ảnh minh họa

Hình ảnh thằng Tèo, thắng Tí, thằng Đen, con bé Hai, bé Ba và cả tôi nữa la hét inh ỏi vì vui mừng được tắm mưa trên con đường làng bây giờ vẫn còn in đậm trong ký ức.

Thằng Tèo lớn nhất bày trò chơi trượt nước trên những khoảnh sân có độ dốc. Nó ngồi lên chỗ có độ cao rồi trượt cái vèo xuống thấp, như trò chơi cầu trượt của con nít bây giờ vậy.

Thằng Tí, thằng Đen thấy thế cũng trượt theo khiến cả bọn ngã nhào úp mặt xuống vũng sình đen nhẻm. Mài cái đũng quần thiếu đàng muốn rách, mặt mày lấm lem bùn đất, ấy thế mà cả bọn vẫn khoái chí cười.

Mấy đứa con gái không thích chơi trò cảm giác mạnh như bọn con trai, mà cắt những bẹ chuối làm thuyền để thả trôi theo dòng nước.

Gọi là tắm mưa, nhưng không phải tắm cho sạch, mà là chúng tôi lấy cái cớ tắm mưa để bày các trò chơi dưới mưa mà thôi.

Đúng như trong bài thơ Tắm mưa của nhà thơ Phạm Hổ đã miêu tả:

Mưa rồi! Em rủ bạn

Ùa ra sân tắm chơi

Vật nhau cho bẩn người

Giơ lưng nhờ mưa dội

Cóc bé và cóc cụ

Đua nhau nhảy mừng vui

Cây cối và nhà cửa

Cũng hả hê reo cười

Nhà tắm ta rộng quá

Mênh mông bốn chân trời

Nước mát tắm sao hết

Cả một trời mưa rơi”.

Có lẽ nhờ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, thích ứng với thời tiết nắng mưa từ nhỏ nên bọn trẻ chúng tôi dù dầm mình dưới trời mưa cả tiếng đồng hồ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Thậm chí, tắm mưa còn có thể làm cho rôm, sảy lặn hết. Tôi nhớ ngày đó, nhiều đứa bạn bị rôm, sảy đầy người, nhưng khi tắm mưa mấy lần thì đều lặn đi đâu hết, chỉ còn lại làn da đen nhẻm nhưng khỏe khoắn.

Trò chơi tắm mưa của con nít ai ngờ là một kỷ niệm để sau này dù có trải qua bao chông gai, thử thách của cuộc đời vẫn luôn nhớ đến. Và tắm mưa trở thành một phần ký ức đẹp của những ai đã từng.

Tôi nhớ, sau này, khi đã lên thành phố học đại học, mỗi khi mùa mưa đến, cả bọn bạn chúng tôi còn nổi hứng rủ nhau dầm mình dưới những cơn mưa sau giờ tan học về trên những con phố. Đi dưới mưa không phải để tìm chút cảm xúc lãng mạn như những nhà văn, nhà thơ thường nói, mà là nhớ về ký ức đẹp của tuổi thơ.

Lấy chiếc áo mưa để gói ghém cặp sách cho khỏi ướt, còn cả bọn thì hồn nhiên dầm mình đạp xe dưới những cơn mưa. Phố sá đông đúc, ồn ào, dễ làm cho con người ta mệt mỏi. Đi dưới những cơn mưa cảm giác thấy mình như vẫn còn ở cái tuổi trẻ thơ, hồn nhiên, vô lo, vô nghĩ. Đó cũng chính là kỷ niệm một thời đại học của những đứa bạn từ quê lên thành phố, mà chắc rằng giờ đây, mỗi chiều mưa về vẫn còn gợi lên trong tâm trí của những ai sống xa nhà, trong đó có tôi.

Chiều mưa, nhìn những đứa trẻ ở làng tung tăng tắm mưa, vui đùa hồn nhiên ấy mà da diết nhớ một thời tắm mưa của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.