Tái diễn tình trạng thu mua rễ hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày qua, trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai lại xuất hiện tình trạng một số thương lái lén lút đi săn lùng thu mua rễ hồ tiêu. Có khá nhiều người dân ở các xã Ia Le, Ia Blứ vào rẫy hồ tiêu đã bị chết của mình để đào rễ đem bán với giá 10-15 ngàn đồng/kg. 
Tình trạng dịch bệnh tràn làn trên cây hồ tiêu trong những năm qua đã khiến không ít nông dân trên địa bàn huyện Chư Pưh lâm vào cảnh lao đao, khốn đốn. Trong đó, xã Ia Blứ là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng bởi tình trạng tiêu chết hàng loạt do dịch bệnh. Nhiều vườn tiêu chết khô, trơ trụ chỉ còn le ngoe vài cây, gây thiệt hại khá lớn về mặt kinh tế. 
Nguy cơ có thể lây lan dịch bệnh từ những rễ tiêu bị nhiễm bệnh nếu được đem trộn trong phân bón bán lại cho người dân. Ảnh: Q.T
Nguy cơ có thể lây lan dịch bệnh từ những rễ tiêu bị nhiễm bệnh nếu được đem trộn trong phân bón bán lại cho người dân. Ảnh: Q.T
Trước thông tin có người tìm mua rễ tiêu với giá cao, không ít người dân trên địa bàn xã Ia Blứ mừng thầm, đi đào rễ tiêu về bán. Anh Nguyễn Văn Quảng (thôn Thiên An, xã Ia Blứ) kể: "Mấy ngày qua, tôi đi đào rễ tiêu bán cũng được mấy triệu đồng. Vườn hồ tiêu của gia đình tôi bị chết hết do bệnh chết nhanh gây ra khoảng hơn năm trước, giờ nghe có người mua rễ tiêu giá cao nên tôi đi đào đem về bán kiếm được đồng nào hay đồng đó. Tiêu chết hết rồi không đào rễ đem bán thì cũng  vứt đó chứ không làm gì". 
Cũng theo anh Quảng, mấy ngày qua, có khá nhiều người dân ở đây đi đào rễ tiêu để bán. Việc mua rễ tiêu cũng khá nhộn nhịp trong những ngày qua.
Theo anh Lê Văn Phương (thôn Thiên An, xã Ia Blứ), vì thương lái thu mua gốc, rễ tiêu với giá cao nên nhiều người dân đổ xô đi tìm đào rễ tiêu bán khiến không ít vườn tiêu chết của dân bị băm nát. Họ vào cày cuốc tan nát, nhiều hố to như hố bom, họ đào xong thì bỏ đi chứ không hoàn trả mặt bằng, vườn tiêu hơn 1.000 trụ của gia đình tôi cũng vậy. Dân ở đây không ai biết họ thu mua để làm gì, tôi chỉ lo họ mua rễ tiêu bệnh về xay thành bột trộn vào phân bón rồi bán lại cho dân mình thì bệnh dịch càng lây lan.
Theo bà T-chủ 1 cơ sở thu mua rễ tiêu ở thôn Phú Hà (xã Ia Blứ) thì bà không rõ việc thu mua rễ nhằm mục đích gì. "Do chưa biết như thế nào nên tôi cũng không dám thu mua nhiều, mua ngày nào thì bán ngày đó thôi. Tôi mới thu mua bán được 2 ngày, giờ họ không nhập nữa nên tôi cũng không tiếp tục thu mua rễ tiêu nữa"-bà T. cho biết. 
Còn tại xã Ia Le, việc thu mua cũng xảy ra khá nhộn nhịp với 2 cơ sở thu mua trên địa bàn. Tuy nhiên, chính quyền xã Ia Le đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Hiện 2 cơ sở này đã ngưng hoạt động. Ông S-chủ cơ sở thu mua rễ tiêu tại thôn Thủy Phú (xã Ia Le) cho biết: "Sau khi cán bộ xã đến kiểm tra, gia đình tôi không còn thu mua nữa. Trước đó, gia đình mới bán có 2 đợt khoảng vài tạ cho 1 thương lái ở huyện Chư Sê đến mua. Việc thu mua rễ tiêu để làm gì, chuyển đi đâu thì tôi không rõ".
Khó ngăn chặn tình trạng thu mua rễ tiêu vì pháp luật không cấm. Ảnh: Q.T
Khó ngăn chặn tình trạng thu mua rễ hồ tiêu vì pháp luật không cấm. Ảnh: Q.T
Theo ông Lê Thanh Việt-Chủ tịch UBND xã Ia Le, qua làm việc với cán bộ xã, các hộ thu mua không thừa nhận mua rễ tiêu để bán cho người Trung Quốc mà mua về để đun. Vụ việc đã được cơ quan Công an huyện vào cuộc điều tra, làm rõ.
Theo ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh: Việc thu mua rễ hồ tiêu của người dân rất khó quản lý. Do pháp luật không cấm nên không thể xử lý người bán lẫn người mua. Thực tế người dân cứ nghĩ không bán cũng bỏ đi, đào lên bán được đồng nào thì hay đồng đó . Ngành cũng đề nghị các ngành Công an, Quản lý Thị trường phối hợp kiểm tra nếu có phát hiện tình trạng dùng rễ tiêu làm thực phẩm thì xử lý. Giờ việc thu mua rễ tiêu để làm gì thì chưa xác định được.
Liên quan đến vấn đề thu mua rễ hồ tiêu, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản “Cảnh báo tình hình thu gom rễ hồ tiêu không rõ mục đích trên địa bàn tỉnh Gia Lai” gửi đến các huyện, thành phố và Chi cục Trồng trọt-Bảo vệ thực vật. Đồng thời, đề nghị thông báo cho người dân được biết, nội dung ghi rõ: “Thương lái mua gốc, thân cây hồ tiêu chết khô có thể sẽ đem băm xay thành bột để trộn vào tiêu xay làm gia vị rất nguy hiểm cho sức khỏe con người trong khi tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trước đó còn quá lớn”.
Trong quá khứ đã có nhiều vụ thu mua rễ tiêu xãy ra trên địa bàn các huyện Chư Sê, Chư Pưh. Ảnh: Q.T
Trước đây đã có nhiều vụ thu mua rễ tiêu xảy ra trên địa bàn các huyện Chư Sê, Chư Pưh. Ảnh: Q.T
Trước đó, tháng 2-2018, tại thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh), ngành chức năng phát hiện khoảng 500 kg rễ tiêu do người Trung Quốc đến đây thu mua nhưng chưa kịp đưa đi khỏi địa phương. Năm 2016, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh và UBND các huyện yêu cầu “Kiểm tra, đề xuất xử lý việc thương lái Trung Quốc thu mua rễ hồ tiêu tại Gia Lai”, để đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo xử lý theo đúng quy định pháp luật, nhằm ngăn chặn việc phá hoại sản xuất sau khi phát hiện vụ việc thu mua rễ cây tại huyện Chư Sê.

Qua đó, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm bắt các đối tượng có hành vi thu mua gốc rễ hồ tiêu tại địa phương mình. Đồng thời, xác minh, làm rõ mục đích thu mua gốc rễ tiêu của các đối tượng để cảnh báo cho người dân được biết và xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện có người nước ngoài thu mua gốc rễ hồ tiêu thì báo cho cơ quan chức năng biết, xử lý. Mặt khác, hướng dẫn cho người dân tự xử lý thân, gốc rễ tiêu đã chết, gom đốt hạn chế lây lan dịch bệnh, xới xáo đất để có kế hoạch sử dụng đất hợp lý. 

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.