Sức sống mới ở O Pếch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của người dân, đến nay, O Pếch đã trở thành ngôi làng giàu nhất xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) với gần một nửa số hộ có thu nhập 200 triệu đồng/năm trở lên.

Theo lời già làng Rơ Lan Eo, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, O Pếch là căn cứ cách mạng. Mỗi tấc đất, ngọn cây đều thấm đẫm mồ hôi và cả máu của người dân. Trước bom đạn của kẻ thù, dân làng vẫn kiên cường bám trụ, giữ làng, giữ đất. “Có lần, địch thẳng tay bắn chết một phụ nữ, rồi kéo lê đi khắp làng hòng bóp chết tinh thần đấu tranh của dân làng. Tuy nhiên, chúng không biết rằng, làm vậy chỉ khiến bà con càng căm thù chúng và quyết tâm theo cách mạng”-ông Eo nhớ lại.

 Ông Rơ Lan Eo (giữa) cùng ông Rơ Châm Mlong (bìa trái) ôn lại ký ức về thời kháng chiến. Ảnh: Đinh Yến
Ông Rơ Lan Eo (giữa) cùng ông Rơ Châm Mlong (bìa trái) ôn lại ký ức về những năm tháng tham gia cách mạng. Ảnh: Đinh Yến


Sau ngày đất nước thống nhất, người dân O Pếch đoàn kết, ra sức thi đua lao động sản xuất, đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, bộ mặt nông thôn khởi sắc từng ngày. Bản thân ông Eo sau khi rời quân ngũ với nhiều vết thương trên cơ thể cũng tích cực tham gia công tác tại địa phương. Mọi việc lớn nhỏ trong làng nhờ có ông đi đầu dẫn dắt mà ai nấy đều đồng thuận, làm theo. Đặc biệt, ông Eo còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế. Ông chia sẻ: “Muốn dân tin, dân làm theo thì phải cho họ nhìn thấy hiệu quả việc làm của mình. Vì thế, mình phải đi trước, cố gắng siêng năng, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, trở thành người giàu trong làng để bà con học hỏi, làm theo”. Hiện gia đình ông có 3 ha cà phê, 1 ha điều và 5 sào lúa nước. Năm 2020, sau khi trừ hết chi phí, ông thu về khoảng 300 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Đồng-Bí thư Chi bộ làng O Pếch-cho biết: Chi bộ và Ban Nhân dân thôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn những cây, con giống mới cho năng suất, chất lượng cao. Việc chuyển đổi từ cây lúa rẫy sang trồng cây công nghiệp dài ngày đã giúp đời sống của người dân đổi thay nhanh chóng. Hiện tại, làng chỉ còn 4 hộ nghèo.

Là hộ có thu nhập khá trong làng, ông Rơ Châm Mlong cho hay: Gia đình ông có 3 ha cà phê xen canh sầu riêng, bơ, 1 ha điều và 3 sào lúa nước, mỗi năm cho thu nhập bình quân khoảng 300 triệu đồng. “Trước đây, tôi chủ yếu trồng mì, bắp nên hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1996, gia đình chuyển sang trồng cà phê và chăn nuôi hơn 10 con bò. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình dần khấm khá, mua sắm được phương tiện sinh hoạt và phục vụ sản xuất”-ông Mlong phấn khởi cho biết.

 Gia đình ông Hà Đăng Thuận (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) có thu nhập cao nhờ trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê. Ảnh: Đinh Yến
Gia đình ông Hà Đăng Thuận (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) có thu nhập cao nhờ trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê. Ảnh: Đinh Yến

Ông Hà Đăng Thuận là điển hình làm ăn giỏi khác của làng O Pếch. Năm 2010, ông mua hơn 3 ha đất trồng cà phê xen cây ăn quả. Năm ngoái, gia đình ông thu hoạch từ 80 cây sầu riêng bán được khoảng 400 triệu đồng, cùng với thu hoạch 3 ha cà phê và một số nguồn thu khác được tổng cộng trên 1 tỷ đồng. “Năm nay, do dịch bệnh ảnh hưởng nhưng gia đình cũng thu khoảng 700 triệu đồng”-ông Thuận cho hay.

Đến nay, làng O Pếch đã đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới. Trao đổi với P.V, Chủ tịch UBND xã Ngô Khôn Tuấn nhận xét: “Đến nay, làng có hơn 50% số hộ thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Những kết quả mà làng O Pếch đạt được đã tạo tiền đề để tiếp tục hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn làng nông thôn mới vào cuối năm 2022, góp phần để xã Ia Pếch đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian sớm nhất”.

 

 ĐINH YẾN - ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.