Suất ăn bán trú lèo tèo 3 miếng trứng, ít đỗ xào: TP Huế yêu cầu báo cáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lãnh đạo UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) yêu cầu báo cáo việc phụ huynh phản ánh bữa ăn bán trú ở trường Tiểu học Ngự Bình không đảm bảo chất lượng.

Ngày 29/9, lãnh đạo UBND TP Huế cho hay, đã nắm được thông tin sơ bộ về bữa ăn bán trú không đảm bảo chất lượng tại trường Tiểu học Ngự Bình. Thành phố yêu cầu các bên liên quan báo cáo sự việc, ngay ngày mai (30/9) sẽ đi kiểm tra, xác minh, nếu đúng sẽ cho xử lý nghiêm theo quy định.

"Việc tổ chức bữa ăn bán trú là sự thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường. Chế độ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh phải đặt lên hàng đầu. Do vậy, UBND thành phố yêu cầu tất cả các trường trên địa bàn tổ chức ăn bán trú cho học sinh đều phải công khai, niêm yết giá, thực đơn và đảm bảo an toàn dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm", vị này nhấn mạnh thêm.

Suất ăn bán trú lèo tèo 3 miếng trứng, ít đỗ xào.jpg
Bữa ăn bán trú của học sinh trường Tiểu học Ngự Bình (TP Huế) được phụ huynh phản ánh lên ứng dụng Hue-S.

Trước đó, nhiều phụ huynh trường Tiểu học Ngự Bình phản ánh lên Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S) với nội dung: “Con tôi học bán trú ở trường Ngự Bình (đường Nguyễn Khoa Chiêm), tiền ăn bán trú mỗi bữa 25.000 đồng. Nhưng khi tôi thấy suất ăn chỉ có ít cơm, trứng, rau, 1 bát canh, 1 bịch sữa rất nhỏ, không đủ chất dinh dưỡng và thức ăn rất ít. Kính mong cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra”. Phụ huynh này gửi kèm hình ảnh 2 bữa cơm của con ở trường.

Trước đó, nhiều phụ huynh trường Tiểu học Quang Trung (TP Huế) cũng tố việc chất lượng bữa ăn bán trú không đảm bảo chất lượng.

Theo Nguyễn Vương (vtcnews.vn)

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.