Sư đoàn 2 hỗ trợ huyện Krông Pa và Ia Pa phun khử khuẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 2 ngày 16 và 17-7, Sư đoàn Bộ binh 2 (Quân khu 5) đã hỗ trợ 2 huyện Krông Pa và Ia Pa phun khử khuẩn tại những điểm có liên quan đến ca bệnh 44302.

Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 2 chuẩn bị phương tin, dụng cụ để tiến hành phun khử khuẩn tại thị trấn Phú Túc.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 2 chuẩn bị phương tiện, dụng cụ để tiến hành phun khử khuẩn tại thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa).

Lực lượng gồm 20 cán bộ, chiến sĩ, 4 xe ô tô và phương tiện chuyên dụng do Trung tá Nguyễn Trường Sinh-Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn Bộ binh 2 chỉ huy cơ động 150 km từ đơn vị đến thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa) và bắt tay vào công việc ngay trong đêm 16-7.

Theo đó, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 2 đã nhanh chóng làm công tác chuẩn bị, tổ chức lực lượng, phương tiện chặt chẽ để tiến hành phun khử khuẩn các trục đường chính của thị trấn Phú Túc có liên quan đến dịch tễ với diện tích 30 ha và 4.000 m2 khu vực chợ Phú Túc.

Tại huyện Ia Pa, sáng 17-7, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2 đã phun khử khuẩn các địa điểm trọng yếu và địa điểm có liên quan đến dịch tễ với diện tích khoảng 25 ha.

Sau đây là những hình ảnh về hoạt động này tại 2 địa phương trên:

Phun khử khuẩn mặt đường tại thị trấn Phú Túc trong tối ngày 16-7.
Phun khử khuẩn mặt đường tại thị trấn Phú Túc trong tối 16-7.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 2 tiến hành phun khử khuẩn tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (huyện Ia Pa)
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 2 tiến hành phun khử khuẩn tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (huyện Ia Pa).
Phun khử khuẩn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyên Ia Pa.
Phun khử khuẩn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Ia Pa.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 2 phun khử khuẩn tại Ban Chỉ huy Quân sự huyên Ia Pa.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 2 phun khử khuẩn tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Pa.


SƠN TÙNG-TRUNG THÀNH (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.