Sống lại sau 5 giờ "đã chết", cụ bà còn... khỏe mạnh hơn trước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cụ bà 90 tuổi bất ngờ sống lại sau 5 giờ “trút hơi thở cuối cùng” hiện còn khỏe mạnh và linh hoạt hơn trước.
 Cụ Phận bên cạnh cô con dâu trưởng
Cụ Phận bên cạnh cô con dâu trưởng
Sáng 10-12, vẫn có rất nhiều hàng xóm láng giềng đến thăm hỏi và chúc mừng sức khỏe cụ bà Nguyễn Thị Phận (tên thường gọi là Mận, gần 90 tuổi, thôn Phong Ngũ Tây, xã Điện Thắng Nam, Điện Bàn, Quảng Nam) sau khi cụ bất ngờ sống lại khi gia đình đang lo hậu sự.
Tiếp xúc với chúng tôi, cụ Phận đã khỏe mạnh, có thể đi lại và tập thể dục trong nhà bình thường. Tuy nhiên, cụ chỉ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản, còn khi hỏi nhiều hơn thì cụ có biểu hiện hơi lẫn.
Bà Nguyễn Thị Hoa (con dâu cả cụ Phận) kể lại, cách đây 1 tuần cụ Phận bị ngã rồi sức khỏe yếu dần. Vào ngày 6-12, cụ Phận rơi vào tình trạng chết lâm sàng, mọi người nghĩ cụ không qua khỏi nên bắt đầu chuẩn bị hậu sự cho cụ.
“Lúc mẹ tôi đau ốm, tôi đang đút thức ăn cho cụ thì cụ bảo ăn mau để còn đi vì nhiều người (những người đã khuất-P.V) đang đợi cụ đi chung. Khoảng 6h chiều ngày 6-12, tay chân mẹ tôi lạnh ngắt, xương cứng không thể cử động được. Đến khoảng 8 giờ tối thì huyết áp giảm sâu, mạch đập chậm, mặt nhợt nhạt, lưỡi thụt vào trong, mắt chỉ thấy tròng trắng. Từ đó, mẹ tôi liên tục ngừng thở khoảng 2 phút thì thở nhẹ lại cho đến 7 giờ sáng hôm sau thì bất ngờ tỉnh lại”, bà Hoa chia sẻ.
Cụ có thể tập thể dục, làm những việc lặt vặt trong nhà…
Cụ có thể tập thể dục, làm những việc lặt vặt trong nhà…
Bà Hoa cho biết thêm, người nhà đã chuẩn bị chu đáo để lo hậu sự cho cụ. Mọi người cũng rối rít gọi điện cho họ hàng, con em ở xa để về quê để tang. Nhưng bất ngờ cụ sống lại khiến con cháu đều rất bất ngờ, vui mừng và hạnh phúc.
Ông Trọng (con trai cụ Phận) chia sẻ thêm: “Trước kia mẹ tôi thường hay còng lưng đi rất khó khăn nhưng khi tỉnh dậy thì đi lại thẳng lưng, tay chân cũng linh hoạt hơn. Hiện nay cụ cũng khá minh mẫn nhưng chỉ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản, còn khi hỏi dài hơn thì cụ bắt đầu nói không rõ ràng”.
Ông Hà Hiệu (Trưởng thôn Phong Ngũ Tây) cho biết: “Địa phương, làng xóm ai cũng đã chuẩn bị tinh thần đưa cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Rồi cụ bất ngờ “trở về từ cõi chết” khiến ai cũng rất ngạc nhiên, xúc động và vui mừng chúc cụ bình an, ngày càng khỏe mạnh sống vui cùng con cháu”.
N.Linh (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.