"Sống khỏe" nhờ trồng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, người dân xã Song An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) rất tích cực trồng rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Hướng đi này không chỉ góp phần nâng độ che phủ rừng mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.
Làm giàu từ trồng rừng
Gia đình ông Nguyễn Hữu Phú (thôn Thượng An 2) hiện có hơn 20 ha rừng sản xuất. Nhờ trồng gối vụ, hàng năm, ông Phú khai thác khoảng 5 ha cây keo, bạch đàn, cho thu nhập 400-500 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Trước đây, gia đình ông chỉ trồng bắp, mì, song do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2002, Nhà máy MDF Vinafor Gia Lai đứng chân trên địa bàn xã đi vào hoạt động, ông Phú mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích kém hiệu quả sang trồng cây lâm nghiệp nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Sau 4 năm trồng, chăm sóc, ông khai thác được 2 ha bạch đàn, thu về gần 20 triệu đồng. Số tiền này ông dùng vào việc mua phân bón tái đầu tư và mua đất sản xuất, mở rộng diện tích trồng cây lâm nghiệp.
“Cây bạch đàn trồng khoảng 4 năm là có thể khai thác với chu kỳ 3 năm/đợt. Mỗi lứa bạch đàn cho khai thác 4-5 đợt; sau khi trừ chi phí, 1 ha cho thu nhập 50-80 triệu đồng/đợt. Còn với cây keo, nếu chăm sóc tốt sẽ cho khai thác sau 3-5 năm trồng, mang lại nguồn thu 80-100 triệu đồng/ha. Hiện nay, giá bán dao động 1-1,3 triệu đồng/tấn tùy theo loại cây”-ông Phú cho hay.
Nhờ trồng cây lâm nghiệp, gia đình ông Hồ Xuân Thuận (thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê) có tiền mua đất sản xuất, xây nhà, nuôi 5 người con ăn học. Ảnh: Ngọc Minh
Nhờ trồng cây lâm nghiệp, gia đình ông Hồ Xuân Thuận (thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê) có tiền mua đất sản xuất, xây nhà, nuôi 5 người con ăn học. Ảnh: Ngọc Minh

Tương tự, bắt đầu trồng rừng từ năm 2000, đến nay, gia đình ông Hồ Xuân Thuận (thôn An Thượng 3) cũng có gần 30 ha keo, bạch đàn. Chỉ tay về phía đồi bạch đàn xanh ngát, ông chia sẻ: “Hơn 20 năm trước, khu vực đó bỏ hoang. Sau khi phát dọn cỏ dại, thực bì tôi tiến hành trồng bạch đàn. Thấy cây sinh trưởng, phát triển khá tốt nên tôi chuyển đổi một số diện tích đất đồi dốc của gia đình sang trồng cây lâm nghiệp. Nhờ trồng rừng mà gia đình tôi có tiền mua đất sản xuất, xây nhà và lo cho 5 đứa con ăn học”.

Cũng theo ông Thuận, trồng keo và bạch đàn không đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí đầu tư lại thấp (khoảng 20-25 triệu đồng/ha/chu kỳ khai thác) và nhất là không lo đầu ra. Cùng với đó, việc trồng mới và khai thác diễn ra thường xuyên không chỉ tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương mà còn mang lại thu nhập ổn định cho người trồng rừng.
Ông Lê Vũ Phương Hồi-Trưởng thôn An Thượng 3-cho biết: Toàn thôn có 280 hộ, phần lớn đất sản xuất của người dân nằm ở đồi núi cao nên trồng rau màu, mía, mì cho hiệu quả kinh tế thấp. 5 năm gần đây, nhận thấy trồng cây lâm nghiệp mang lại thu nhập cao, các hộ trong thôn đều tham gia trồng rừng. Nhà ít thì vài sào, nhiều thì mấy chục héc ta. Nhờ trồng rừng mà đời sống bà con được nâng cao, trong thôn có nhiều triệu phú; một vài hộ còn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ khai thác rừng sản xuất.
Hướng đến phát triển rừng gỗ lớn
Xã Song An đang quản lý hơn 515 ha đất lâm nghiệp, trong đó có hơn 7,2 ha rừng tự nhiên và hơn 507 ha rừng trồng. Xác định cây lâm nghiệp là thế mạnh, những năm qua, xã đã vận động người dân chuyển đổi cây trồng theo hướng phát huy lợi thế và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Để đẩy mạnh phát triển mô hình trồng rừng gỗ lớn, xã còn tích cực tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu các lợi ích lâu dài về kinh tế, môi trường khi kéo dài chu kỳ khai thác, từ đó mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Người dân xã Song An (thị xã An Khê) khai thác cây keo. Ảnh Ngọc Minh
Người dân xã Song An (thị xã An Khê) khai thác cây keo. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Nguyễn Văn Thông (thôn Thượng An 2) cho hay: “Gia đình tôi hiện có hơn 20 ha keo, bạch đàn. Cũng như nhiều hộ trong thôn, cứ tới kỳ khai thác, tôi liền gọi người đến bán mà chưa nghĩ tới việc kéo dài chu kỳ. Qua các buổi tuyên truyền và trao đổi thông tin, tôi thấy để cây gỗ lớn có giá trị cao hơn. Vì vậy, cuối năm nay tôi sẽ trồng 5 ha cây keo theo quy cách, tiêu chuẩn trồng rừng gỗ lớn”.

Trao đổi với P.V, ông Khưu Doãn Huân-Chủ tịch UBND xã Song An-cho biết: “Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân duy trì mô hình trồng cây lâm nghiệp, trong đó chú trọng trồng rừng gỗ lớn. Xã cũng rà soát chuyển hóa từng phần diện tích sang rừng gỗ lớn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời, phối hợp với ngành chức năng tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn cho người dân; tuyên truyền nâng cao ý thức trong công tác phòng-chống cháy rừng; khuyến khích người dân tham gia mô hình nông hội, hợp tác xã để liên kết từ khâu ươm cây giống, trồng trọt đến chế biến, góp phần nâng cao thu nhập từ trồng rừng”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.