Sôi nổi phong trào nông dân huyện Ia Grai thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Giai đoạn 2017-2019, Hội Nông dân huyện Ia Grai (Gia Lai) đã chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị và các xã, thị trấn triển khai hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Đến nay, toàn huyện có hơn 4.330 hộ đạt tiêu chuẩn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Tuyên truyền, hỗ trợ nông dân
Ông Phan Đình Thắm-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Grai-cho biết: “Hàng năm, Hội Nông dân huyện thường xuyên chỉ đạo cấp Hội cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền trong toàn thể cán bộ, hội viên và nông dân tham gia phong trào. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất, chăn nuôi”.
Cũng theo ông Thắm, Hội còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các công ty phân bón tổ chức được hơn 300 buổi tập huấn, hội nghị và hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 25 ngàn lượt nông dân; xây dựng trên 20 mô hình sản xuất. Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân huyện đã giải ngân 150 triệu đồng cho hội viên vay sản xuất, đồng thời triển khai thực hiện 4 dự án hỗ trợ nông dân tại xã Ia Yok, Ia Dêr, Ia Bă, Ia Tô.
 Nông dân tái canh vườn cà phê để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: T.N
Nông dân tái canh vườn cà phê để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: T.N
Các ngành và đơn vị của huyện đã cùng cấp Hội cơ sở quan tâm giúp nông dân áp dụng nhiều phương thức canh tác mới, tái canh gần 1.100 ha cà phê bằng các giống có năng suất, chất lượng cao. Bên cạnh đó, bà con nông dân còn đa dạng cơ cấu cây trồng, phát triển được hơn 800 ha cây ăn trái các loại và trồng khoảng 25 ha dâu để nuôi tằm. Riêng diện tích cây lương thực và một số cây hàng năm được đầu tư thâm canh, tăng vụ, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và tăng thu nhập cho người dân. Ở một số xã, nông dân còn tận dụng mặt nước các lòng hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng hiệu quả.
Về hỗ trợ vốn vay cho sản xuất nông nghiệp, ông Trần Ngọc Đức-Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-thông tin: “Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và của ngành, nhiều năm qua, đơn vị đã ưu tiên vốn cho sản xuất nông nghiệp gắn với các chương trình, dự án sản xuất. Vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp đã phủ rộng 13/13 xã, thị trấn và chiếm hơn 98% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, từ chương trình phối hợp giữa Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện với Hội nông dân huyện, đến nay, toàn huyện có gần 50 tổ liên kết vay vốn với gần 950 thành viên, dư nợ cho vay đạt trên 72 tỷ đồng”.
Nhiều điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi
Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 4.330 hộ đạt tiêu chuẩn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, tăng 4,8% so với năm 2016. Từ  phong trào này, nhiều hộ dân tộc thiểu số đã tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Chị Puih HAnen (làng Blang 1, xã Ia Dêr) bộc bạch: “Nhờ sự hướng dẫn của tổ chức Hội, từ năm 2015 đến nay, gia đình mình luôn chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất. Ngoài chăn nuôi bò, mình đang duy trì ổn định 4,5 ha cà phê và 5 sào lúa nước. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình có nguồn thu hơn 500 triệu đồng”.
Huyện Ia Grai khen thưởng nông dân đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi, Ảnh: Lương Thanh
Huyện Ia Grai khen thưởng nông dân đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi. Ảnh: Lương Thanh
Cũng qua phong trào này, nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình có hiệu quả cao đã xuất hiện. Tại thôn 4, xã Ia Krai, gia đình hội viên Phạm Công Xây có 9,5 ha đất chủ yếu trồng cây ăn quả kết hợp trồng cà phê và điều, thu nhập bình quân hàng năm trên 800 triệu đồng. Gia đình ông Xây còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Hay như hộ anh Siu Dung (xã Ia Chía) có mô hình trồng cà phê, điều, cao su, hồ tiêu cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm.
Nhiều hộ đã mạnh dạn đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con mới, phát triển các ngành nghề dịch vụ mới. Điển hình như anh Phạm Cao Hiền ở xã  Ia Chía với mô hình ươm giống cây trồng rừng, hàng năm cho thu nhập trên 600 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động. Hay hộ anh Lê Văn Cần ở xã Ia Grăng đầu tư phát triển chăn nuôi gà thịt thương phẩm trên diện tích 4.000 m2, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm và được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật chăn nuôi. Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Cần đã xuất được 2 đợt với hơn 60.000 con gà thịt, ước tính lợi nhuận đạt khoảng 350 triệu đồng. Tại xã Ia Sao, gia đình anh Nguyễn Tấn Mười trồng hơn 5 ha cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả kết hợp kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mỗi năm thu nhập trên 700 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động và khoảng 20 lao động thời vụ.
 THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.