Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cải tiến hệ thống quản lý chất lượng năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Kế hoạch áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai ban hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị trong năm 2023.

Theo đó, Sở GD-ĐT đã đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện trong năm, gồm: xây dựng mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện của các phòng chuyên môn và của Sở; xây dựng bảng nhận diện rủi ro và cơ hội, kế hoạch giải quyết rủi ro và cơ hội hàng năm theo quy trình đã ban hành; thực hiện giải quyết công việc tuân thủ các quy trình theo hệ thống quản lý chất lượng đã ban hành; tổ chức đánh giá nội bộ; thực hiện hành động khắc phục sau đánh giá; rà soát đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy trình chưa phù hợp (nếu có); báo cáo đánh giá việc thực hiện mục tiêu chất lượng của các phòng chuyên môn và của Sở năm 2023; tổ chức họp xem xét của lãnh đạo; báo cáo kết quả thực hiện áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại các phòng chuyên môn và tại Sở; tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo ISO Sở GD-ĐT khi có sự thay đổi về nhân sự…

Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cải tiến hệ thống quản lý chất lượng năm 2023 ảnh 1

Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT xử lý công việc thông suốt, kịp thời, hiệu quả. Ảnh: M.T

Tại kế hoạch này, Sở GD-ĐT cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban chỉ đạo ISO Sở và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức triển khai thực hiện. Mục đích hướng đến là nhằm chuẩn hóa phương pháp, cải cách phương thức làm việc; xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng trong Sở GD-ĐT để tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng chuyên môn xử lý công việc thông suốt, kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu phiền hà, nhũng nhiễu và minh bạch hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời, giúp lãnh đạo Sở kiểm soát được quá trình giải quyết công việc trong Sở, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

“Lớp tiếng Anh hạnh phúc”

“Lớp tiếng Anh hạnh phúc”

(GLO)- Nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, Trung tâm Ngoại ngữ Lalisa và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh phối hợp thực hiện Dự án “Lớp tiếng Anh hạnh phúc”. Mỗi tuần 2 buổi, 8 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được học miễn phí và tham gia hoạt động trải nghiệm, tiếp cận phương pháp học tập hấp dẫn.

Trường Tiểu học Lê Văn Tám sai phạm trong thu chi tiền vận động xã hội hóa

Trường Tiểu học Lê Văn Tám sai phạm trong thu chi tiền vận động xã hội hóa

(GLO)- Trong 3 năm học vừa qua, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) do ông Phạm Văn Bình làm Hiệu trưởng có nhiều sai phạm trong việc sử dụng nguồn thu, chi xã hội hóa, quỹ hội cha mẹ học sinh (CMHS) và các nguồn tài trợ khác với số tiền hơn 140 triệu đồng, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

Nữ sinh lớp 10 của Gia Lai đạt học sinh giỏi quốc gia

Nữ sinh lớp 10 của Gia Lai đạt học sinh giỏi quốc gia

(GLO)- Với 13/20 điểm, em Lương Kiều Xuân-Lớp 10C1, Trường THPT chuyên Hùng Vương (tỉnh Gia Lai) vừa đạt giải ba môn Ngữ văn tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023. Đáng chú ý, Xuân là học sinh lớp 10 duy nhất góp mặt trong đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của tỉnh và mang về vinh quang.

Tổng kết 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Tổng kết 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 134-KH/TU về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bn, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hótrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Chuyện dạy học ở Ia Kha

Chuyện dạy học ở Ia Kha

(GLO)- Năm học 1981-1982, tôi được chuyển từ xã B14 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai ngày nay) về Trường Phổ thông cơ sở thị trấn huyện Chư Păh (nay là thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Khác với hệ thống giáo dục bây giờ, ngày ấy, nhà trường kiêm luôn cả 3 cấp học: mầm non, cấp I và cấp II. Toàn trường có gần 20 cán bộ, giáo viên.
Về làng với học sinh

Về làng với học sinh

(GLO)- Tôi dạy học ở địa bàn còn nhiều khó khăn nên nhiệm vụ duy trì sĩ số học sinh được đặt lên hàng đầu. Học sinh nghỉ học 1-2 buổi không phép là giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện cho phụ huynh hoặc hỏi bạn ở gần nhà để biết lý do. Nếu muốn nắm tường tận, cụ thể hơn thì dành thời gian đến nhà học sinh.