Sẽ diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất trong 90 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể sẽ phải trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930, thậm chí còn tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn 10 năm.
 
Nhà kinh tế trưởng của IMF, bà Gita Gopinath (giữa) phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhà kinh tế hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 14/4 nhận định nợ toàn cầu dự kiến sẽ tăng đáng kể trong năm tới, trong khi việc hoãn thanh toán và tái cơ cấu nợ có thể cần được tiếp tục khi nền kinh tế thế giới phục hồi sau các lệnh phong tỏa vì đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, nhà kinh tế trưởng của IMF, bà Gita Gopinath cho rằng trong bối cảnh nguy cơ suy thoái chiếm ưu thế trong triển vọng kinh tế toàn cầu, tỷ lệ nợ trên GDP sẽ ổn định khi các nền kinh tế phục hồi.
Bà Gopinath cho biết một số quốc gia sẽ yêu cầu viện trợ bao gồm việc tái cấu trúc nợ, song bà không nêu thông tin chi tiết, và kêu gọi các chủ nợ chính thức đưa ra giải pháp giảm nợ cho các nước nghèo.
Cùng ngày, IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái hồi những năm 1930, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới phải vật lộn để chống đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, IMF cũng nhận định đà tăng trưởng của năm 2021 có thể sẽ khởi sắc mạnh mẽ.
Cụ thể, báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020. Đây là mức giảm tồi tệ khi hồi tháng 1/2020 chính IMF còn dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng 3,3% trong năm nay.
Bà Gopinath nhấn mạnh: "Rất có thể nền kinh tế toàn cầu sẽ phải trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930 và thậm chí còn tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây hơn một thập kỷ."
Tuy nhiên, trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong nửa cuối năm nay, kinh tế toàn cầu có thể phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 với mức tăng trưởng dự kiến là 5,8% thay vì mức 3,4% trong báo cáo trước đó của IMF.
K.Dung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, có 83.053 hóa đơn điện tử đủ điều kiện tham gia kỳ lựa chọn "Hóa đơn may mắn" quý III năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Gia Lai có 334 người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (trước đây) về việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai có 334 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Bắt kịp xu thế

Bắt kịp xu thế

Liên quan quản lý tiền kỹ thuật số (tiền số, 'tiền ảo'), Tổng Bí thư Tô Lâm vừa nhấn mạnh không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.